FM Logistic tăng cường phát triển các dịch vụ hậu cần đô thị tại Việt Nam
Nằm cách trung tâm TP Hồ Chí Minh chỉ 15 km, Trung tâm này sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao hàng đến các cửa hàng bán lẻ và người
tiêu dùng trong khu vực. Đây sẽ là Trung tâm phân phối đô thị đa khách hàng cho
các doanh nghiệp trong ngành Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và ngành Bán lẻ.
Một trong những khách hàng đầu tiên của trung tâm là công ty
quốc tế lớn về FMCG với hợp đồng quản lý dịch vụ vận hành trung tâm phân phối
đa kênh và giao hàng chặng cuối cho gần 10.000 cửa hàng tạp hóa truyền thống tại
các khu vực trong TP Hồ Chí Minh.
Doanh thu ước tính tăng trưởng 200% tại Việt Nam trong năm tài chính 2021-22 (kết thúc vào cuối tháng 3 năm 2022.
và phân phối tại cùng một cơ sở; đồng thời tập trung vào cung ứng đa kênh đến
các quận huyện trong TP Hồ Chí Minh. Trung tâm phân phối đô thị Dĩ An hoạt
động giống như Trung tâm phân phối đô thị loại A của FM Logistic tại VSIP Bắc
Ninh, nơi hiện đang cung cấp dịch vụ
phân phối cho khu vực nội thành Hà Nội.
Kế hoạch tăng cường dịch vụ đô thị này là một phần trong chiến
lược mới của FM Logistic, với tên gọi
“Powering 2030” (“Tăng cường sức mạnh 2030”). Chiến lược này
được thiết kế nhằm giải quyết những thay đổi nhanh chóng trong ngành Bán lẻ
& FMCG cũng như trong quản lý chuỗi cung ứng khi người tiêu dùng chi tiêu
trực tuyến nhiều hơn. FM Logistic đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu lên 3 tỷ
euro vào năm 2030 bằng cách tập trung vào các dịch vụ chuỗi cung ứng đa kênh, hậu
cần đô thị, tự động hóa và tính bền vững.
COVID-19 đã góp phần thúc đẩy ngành thương mại đa kênh, với
một hệ thống bán hàng đa kênh tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm liền mạch
cho khách hàng, cho dù họ đang mua sắm trực tuyến từ thiết bị di động, máy tính
hay tại một cửa hàng truyền thống.
Theo Báo Cáo từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam
(Vietnam E-commerce White book) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt
Nam (IDEA) phát hành, ngành thương mại điện tử Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng
18% vào năm 2020 với quy mô đạt 11,8 tỷ USD. Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành
thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tổng giá
trị hàng hóa thương mại điện tử (GMV) dự kiến là 56 tỷ USD vào năm 2026.
“Khi đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ trong hành vi tiêu
dùng, tham vọng của chúng tôi là giúp khách hàng xây dựng chuỗi cung ứng đa
kênh bền vững. Tại Việt Nam, chiến lược này sẽ được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư
vào hệ sinh thái kỹ thuật số toàn diện nhằm hỗ trợ các hoạt động cung ứng đa
kênh và hậu cần đô thị hiệu quả, cũng như các dự án tiên phong trong lĩnh vực tự
động hóa và giao hàng xanh” – Ông Stephane Descarpentries, Giám đốc Điều hành
FM Logistic Châu Á, cho biết.
FM Logistic đặt mục tiêu doanh thu 30 triệu euro trong năm tài chính 2025-2026.
phân phối các mặt hàng tiêu dùng nhanh qua những ứng dụng mua sắm đang là xu hướng
mới ở Nam Á và Đông Nam Á, tiêu biểu là Amazon, Flipkart, TataCliq ở Ấn Độ;
Tokopedia ở Indonesia; Vinshop, Gro 24/7 và Telio ở Việt Nam. Có rất nhiều cơ hội
tiềm năng để các doanh nghiệp này phát triển, một phần do tốc độ thâm nhập thị
trường thương mại hiện đại rất thấp ở hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á và Nam
Á. Cùng với đó, mức độ số hóa của các mạng phân phối truyền thống hiện tương đối
thấp (các cửa hàng bán lẻ nhỏ ở Việt Nam, Kiranas ở Ấn Độ, v.v.).
Mặc dù thị trường e-B2B vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam (dưới
150 triệu USD vào năm 2020), tuy nhiên, các giải pháp hậu cần kỹ thuật số và đô
thị được triển khai bởi những doanh nghiệp e-B2B đã mang lại một bước ngoặt
đáng kể trong quá trình chuyển đổi lâu dài mạng lưới phân phối đô thị. Điều này
đặc biệt đúng đối với Việt Nam, quốc gia có tỷ trọng kênh bán lẻ không tổ chức
cao nhất trong các nước ASEAN, ở mức 88% (trong danh mục FMCG) với doanh số bán
hàng trực tuyến hiện chiếm chưa đến 1% doanh số FMCG của cả nước.
Đây đồng thời là một lợi thế lớn với FM Logistic bởi hơn 60%
hợp đồng được ký mới đang cung cấp các dịch vụ hậu cần đa kênh trên toàn cầu và
hiện đang đầu tư vào mảng tự động hóa trên toàn thế giới nhằm hỗ trợ các hoạt động
thương mại điện tử của mình. Các khoản đầu tư bao gồm máy phân loại tự động,
máy đóng gói theo yêu cầu để sản xuất thùng đóng gói có kích thước phù hợp cho
bất kỳ đơn đặt hàng nào, hệ thống soạn hàng “tận tay” (“goods to person”), xe dẫn
đường tự động (AGV) và rô-bốt di chuyển pa-lét bên trong nhà kho.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (cả B2B và B2C) mang đến một
số thách thức đối với các thành phố châu Á. Với nhiều hạn chế về khung giờ quy
định giao hàng trong khu vực nội ô, giao thông tắc nghẽn và ô nhiễm không khí
ngày càng gia tăng, các thương hiệu, nhà sản xuất và nhà phân phối đang chịu áp
lực trong việc tìm ra những cách thức đổi mới nhằm đưa sản phẩm đến tay người
tiêu dùng một cách hiệu quả và bền vững hơn.
Để đạt được những mục tiêu này, một số ý tưởng có thể được
chọn lọc từ kinh nghiệm ở các thành phố đô thị khác. Ví dụ, ở Pháp, với chi phí
giao hàng tận nhà hiện đã rất cao (phù hợp với sự thâm nhập của thương mại điện
tử), các công ty như FM Logistic đã bắt đầu phát triển các tủ khóa di động nhằm
giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng lấy hàng tại một địa điểm cố định. Tuy
nhiên, với bối cảnh hiện tại, những giải pháp này khó có thể trở thành xu hướng
phổ biến tại Việt Nam bởi trong cuộc đua mua sắm trực tuyến, dịch vụ giao hàng
siêu tốc hiện đang được ưa chuộng hơn (so với hình thức giao hàng tận nhà hoặc
giao hàng trong vòng 24-48 giờ).
Đóng vai trò là một đơn vị trung lập trong Chuỗi cung ứng
FMCG, FM Logistic có thể tận dụng các giải pháp “Tổng hợp đơn hàng chung
(Pooling)”, được triển khai lần đầu tiên tại Châu Âu vào đầu những năm 2000,
nơi nó đã được áp dụng cho các ngành FMCG và Mỹ phẩm để tương hỗ các nguồn lực
giao hàng trong đô thị (xe tải, trung tâm lưu trữ, nhân lực và đôi khi là quản
lý đơn đặt hàng) nhằm tăng tỷ lệ công suất sử dụng lên đến 100% cho tất cả các
nguồn lực liên quan.
Phản hồi