Chịu gánh nặng cước vận tải biển, lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng

Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thủy sản điêu đứng trước tình trạng giá cước vận tải biển, chi phí logistics tăng đột biến.

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy hiện giá cước vận tải ở nhiều tuyến đường biển đã lập kỷ lục mới cao hơn mức “đỉnh” của năm 2021.

Cụ thể, giá cước đi Thái Lan (cảng Bangkok, Laem Chabang) dao động từ 1.600-2.500 USD/cont tùy hãng; giá cước đi Philippines (Davao, Cebu, General Santos) dao động 4.000-5.300 USD/container (cont); đi các cảng bờ Tây nước Mỹ dao động từ 12.000-14.000 USD/cont (tùy hãng); đi bờ Đông nước Mỹ như (Baltimore, Miami, New Orleans, Houston…) dao động ở mức cao từ 19.000-22.000 USD/cont.

“Gánh nặng” cước vận tải biển khiến lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng.

Theo bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng Thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), việc tăng cước vận tải biển lên gấp 3-4 lần trong thời gian vừa qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp ngành nhựa, làm giảm doanh số xuất khẩu.

Ông Đặng Đình Long, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại Mega A thì cho rằng, giá cước container 3-4 tuần qua tăng liên tục, có tuần tăng tới 1.000 USD/container. Trong khi, giá trị hàng hóa mỗi container chỉ khoảng 12.000-13.000 USD, tiền cước quá cao khiến giá thành hàng hóa khi đến tay đối tác lên tới 22.000-23.000 USD/container. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.

Hiện các doanh nghiệp không chỉ phải chịu giá cước vận chuyển và chi phí thuê container liên tục “phi mã” mà từ 1/4/2022 còn phải chịu phí cảng biển, điều này khiến khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Doanh nghiệp phải “nghiến răng” chịu thua lỗ thực hiện các đơn hàng đã ký.

Đưa ra con số phát sinh chi phí từ việc thu phí các công trình hạ tầng cảng biển, ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco) tính toán: Mỗi tháng Sadaco xuất khẩu khoảng 20 container hàng, việc thu thêm chi phí hạ tầng cảng biển sẽ khiến doanh nghiệp phát sinh thêm gần 100 triệu đồng.

Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, ông Phạm Thái Bình bức xúc: Cảng tăng phí vì nguyên nhân gì? Toàn bộ mặt bằng đất đai, sông, biển là tài sản của quốc gia, hạ tầng cảng đã xây dựng xong và doanh nghiệp cảng khai thác từ rất lâu rồi. Việc tăng phí kiểu “té nước theo mưa” như vậy là đánh ngay vào giá thành sản xuất, chế biến… của nông dân và doanh nghiệp.

Trước thực trạng này, mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản khẩn báo cáo một số bất cập, tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp từ việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh.

Tại văn bản này, Ban IV cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, tạm dừng thu phí tại thời điểm này.

Hà Anh

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Để logistics trở thành ‘lực đẩy’ kinh tế nông nghiệp

Logistics nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao giá trị nông sản. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, dịch vụ logistics chưa phát triển tương xứng với tiềm năng để có thể trở thành lực đẩy mạnh mẽ cho toàn ngành kinh tế nông nghiệp.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp thủy sản đề xuất giảm tiền điện và phí dịch vụ cảng

Mục tiêu của Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid -19 là “khôi phục trong thời gian sớm nhất” đã thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ. Tuy nhiên, với một số ngành hàng còn điểm chung chung và chưa đủ…

Chia sẻ :


Năm hiệp hội đề xuất không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cảng biển

Năm hiệp hội cho rằng việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa và lợi ích của quốc gia.

Chia sẻ :


Chủ tịch Hải An (HAH) Vũ Ngọc Sơn: Giá cước vận tải vẫn ở mức cao đến cuối năm 2022, doanh nghiệp cảng biển có đủ cơ sở tiếp tục duy trì mức lợi nhuận tốt

Theo dự đoán, Việt Nam sẽ cơ bản khống chế được dịch trong tháng 8, vì vậy kinh tế sẽ hồi phục và phát triển mạnh từ tháng 9 trở đi, tất cả các doanh nghiệp cảng biển sẽ tập trung hoàn tất Hợp đồng của năm 2021 và tiến hành ký, thực hiện Hợp đồng cho năm 2022. Do vậy lượng hàng thông qua các cảng biển sẽ liên tục tăng, các cảng có cơ sở để duy trì và đạt lợi nhuận cao trong năm 2021 và các tháng đầu năm 2022.

Chia sẻ :


Thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4: “Ngược dòng” chủ trương phục hồi, phát triển kinh tế

DNVN – Theo Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), việc UBND TP Hồ Chí Minh áp dụng thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển từ ngày 1/4 tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp (DN), đồng thời thể hiện sự “ngược dòng” với chủ trương của Chính phủ về thu hút đầu tư và hỗ trợ DN phục hồi, phát triển sau đại dịch.

Chia sẻ :


Mạng lưới vận tải biển và cuộc khủng hoảng 65 năm có 1: Bao giờ mới kết thúc?

Các cảng vận chuyển trên thế giới luôn phải đối mặt với tình trạng chậm trễ do sóng biển, sương mù hay bão. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn nhất kể từ khi hoạt động vận chuyển container bắt đầu phát triển cách đây 65 năm. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán sự gián đoạn của chuỗi cung ứng sẽ kéo dài đến giữa năm 2022.

Chia sẻ :


Hiệu quả tích cực từ soi chiếu hàng hoá xuất nhập khẩu của ngành Hải quan

6 tháng đầu năm 2021, hiệ suất, hiệu quả soi chiếu của ngành Hải quan đạt trên 64.000 container, tăng 2,01 lần so với cùng kỳ năm 2020; lượng container nghi vấn tăng cao gấp 4,78 lần; số lượng container vi phạm tăng gấp 1,75 lần song với cùng kỳ năm trước… Kết quả này mang lại từ việc ngành Hải quan đẩy mạnh công tác soi chiếu hàng hoá xuất nhập khẩu.

Chia sẻ :


5 tháng cuối năm sẽ thực sự khó khăn với doanh nghiệp dệt may

Dịch Covid 19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các ngành hàng xuất khẩu như dệt may và da giày. Nếu không sớm có các giải pháp vượt qua khó khăn, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ bị dừng, huỷ đơn hàng…

Chia sẻ :


Cần 313.000 tỷ đồng và 33.600 ha đất để phát triển hệ thống cảng biển

Để phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đến 2030, cần sử dụng khoảng 33.600 ha đất và khoảng 606.000 ha mặt nước. Đồng thời, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 313.000 tỷ đồng được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác…

Chia sẻ :


Ùn tắc hàng hoá tại cảng Cát Lái: Cần tháo gỡ ngay, tránh ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trước tình hình ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái còn có thể kéo dài và lan sang các cảng khác như Cái Mép, Hải Phòng, tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *