Người nộp thuế được giảm nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân

Người nộp thuế được giảm nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân

Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) còn cao và cần giảm, bên cạnh đó, mức giảm trừ gia cảnh thấp hơn so với chi tiêu thực tế của cá nhân trong hộ gia đình.

Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh nên căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng để mỗi năm khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ cũng tự động tăng theo, thay vì cột cứng ở mức cố định như hiện nay khiến người lao động thiệt đơn thiệt kép.

Đồng thời, cần tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc lên bằng 70% mức giảm trừ của người lao động vì mức 4,4 triệu đồng/tháng hiện nay đã quá lạc hậu.

Trước những ý kiến trên, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật Thuế TNCN hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ (nếu có)… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.

Đối với các cá nhân là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm… cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Ngày 2/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.

Theo đó, việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN sẽ góp phần giảm bớt nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, số thuế phải nộp được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Với việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công là 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế TNCN.

Trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn các mức nêu trên (17 triệu đồng/tháng, 22 triệu đồng/tháng) thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân.

Muốn tìm hiểu số thuế TNCN hiện nay được thực hiện ra sao, có thể làm một số “bài toán” cụ thể:

Trong trường hợp cá nhân có 1 người phụ thuộc: Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng, bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 1,785 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng (11 triệu cho bản thân + 4,4 triệu cho người phụ thuộc), tổng cộng là 17,2 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, giảm trừ gia cảnh… thì người này không phải nộp thuế TNCN.

Nếu thu nhập 18 triệu đồng, trừ 10,5% bảo hiểm là 1,89 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng, thì phải nộp thuế là (18 triệu đồng – 1,89 triệu đồng – 15,4 triệu đồng) x 5% = 35 nghìn đồng/tháng (số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,19% tổng thu nhập của cá nhân).

Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn (hoặc không phải nộp). Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: tổng thu nhập 18 triệu đồng – thuế TNCN (35 nghìn đồng), còn lại 17.965.000 đồng.

Trường hợp cá nhân có 2 người phụ thuộc: Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 22 triệu đồng/tháng, bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 2,31 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh là 19,8 triệu đồng (bản thân và 2 người phụ thuộc), tổng cộng là 22,1 triệu đồng. Do đó không phải nộp thuế TNCN.

Nếu thu nhập từ 23 triệu đồng/tháng thì sau khi nộp bảo hiểm bắt buộc và giảm trừ gia cảnh, chỉ nộp thuế TNCN là 39.500 đồng/tháng (số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,17% tổng thu nhập của cá nhân).

Nếu thu nhập 30 triệu đồng/tháng, nộp bảo hiểm bắt buộc là 3,13 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh cho 2 người (giảm trừ 19,8 triệu đồng), do vậy thu nhập tính thuế là 30 – 3,13 – 19,8 = 7,07 triệu đồng/tháng. Mức thuế sẽ nộp là: Bậc 1 (5 triệu đồng x 5%) là 250 nghìn đồng, bậc 2 [(7,07 – 5) x 10%] làm tròn là 210 nghìn đồng. Tổng tiền thuế phải nộp là 460 nghìn đồng/tháng (tỷ lệ thuế TNCN trên tổng thu nhập khoảng 1,53%).

Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn. Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: 30 triệu đồng – nộp thuế TNCN (460 nghìn đồng) = 29.540.000 đồng (chứ không phải chỉ được chi tiêu 11 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc).

Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN trong thời gian qua đã góp phần giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp đã giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Giảm giá kịch sàn căn hộ cho thuê: Giá thuê rẻ bằng phòng trọ sinh viên, căn hộ bỏ trống cả năm nhưng chủ nhà vẫn phải bỏ tiền túi hàng chục triệu đồng bù lỗ

Từ nhiều năm qua, hoạt động mua căn hộ rồi cho thuê đã mang lại lợi nhuận tốt cho không ít nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư căn hộ cho thuê đang rơi vào tình cảnh điêu đứng và xuất hiện tình trạng giá thuê giảm kịch sàn.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính bỏ quy định sàn thương mại điện tử phải kê khai và nộp thuế thay cá nhân?

Chưa kịp áp dụng quy định sàn thương mại điện tử phải kê khai và nộp thay tiền thuế cho chủ cửa hàng trên sàn, Bộ Tài chính đã nghiên cứu bỏ quy định này. Thay vào đó, sàn thương mại chỉ phải cung cấp thông tin người bán hàng qua sàn.

Chia sẻ :


Chủ cho thuê mặt bằng sẽ khởi kiện Thế Giới Di Động do đơn phương giảm tiền thuê, không tuân thủ các điều khoản

Với việc mặt bằng được miễn, giảm, MWG được lợi trong việc cắt giảm chi phí hoạt động nhưng lại đẩy thiệt hại về phía người có mặt bằng cho thuê gây nhiều ý kiến trái chiều trong giới kinh doanh và đối tác bức xúc.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho kỳ tính thuế 2021

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Chia sẻ :


Không được đồng ý miễn giảm tiền thuê, Thế giới Di động (MWG) chính thức đơn phương chấm dứt hợp đồng với chủ nhà

Thế giới Di động (MWG) cũng cho biết các khoản công nợ, tiền thuê hoặc các chi phí khác sẽ được xác định căn cứ theo Hợp đồng thuê và quy định pháp luật trước ngày chấm dứt, Công ty đề nghị ông Mùi đề xuất thời gian để đại diện Công ty gặp trao đổi chốt lại các vấn đề còn lại khi kết thúc hợp đồng.

Chia sẻ :


Kiến nghị miễn tiền thuê đất, sử dụng đất với diện tích đất làm nhà cho công nhân thuê

Đây là một trong những nội dung mà Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ nhằm giải quyết những khó khăn và thúc đẩy việc phát triển nhà ở cho công nhân…

Chia sẻ :


Ban hành Nghị quyết về miễn, giảm thuế cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ miễn, giảm với một số loại thuế…

Chia sẻ :


Chậm kê khai thuế do bị cách ly phòng, chống Covid-19 sẽ không bị xử phạt

Ngày 20/7, ông Lê Duy Minh – Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết Cục Thuế vừa có văn bản thông báo cho người nộp thuế về việc nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian TP. Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về phòng, chống Covid-19.

Chia sẻ :


3.020 tỷ đồng tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa nợ thuế trong 6 tháng đầu năm

Ngay từ đầu năm, Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục Thuế địa phương rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ thuế của từng đối tượng, tập trung phân loại những người nộp thuế bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng của dịch bệnh, tìm giải pháp hỗ trợ và áp dụng các biện pháp xử lý nợ phù hợp, đảm bảo công bằng trong việc chấp hành pháp luật thuế…

Chia sẻ :


Tiền thuế thu nhập cá nhân, bất động sản tăng mạnh

Theo Tổng cục Thuế, tiền thu từ thuế thu nhập cá nhân, cho thuê đất và sử dụng đất là những khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng cao trong quý I/2022.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *