Kinh tế TP HCM đang phục hồi mạnh mẽ

Kinh tế TP HCM đang phục hồi mạnh mẽ

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM Lê Thị Huỳnh Mai cho biết tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2022 ước tính tăng 1,88% so với cùng kỳ năm 2021. Từ mức giảm sâu ở quý III và IV/2021 lần lượt là -24,97% và -11,64%, đến nay, kinh tế TP HCM đã dần ổn định và phục hồi tăng trưởng dương.

“Sau thời gian bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, TP HCM đã có bước hồi phục và khởi sắc, cho thấy dư địa, tiềm lực và sức sống của doanh nghiệp kinh tế TP HCM khá tốt. TP HCM đã đạt mức tăng trưởng dương, tín hiệu này cho thấy thành phố đang phục hồi nhanh, sớm hơn kỳ vọng” – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận.

Về thu chi ngân sách nhà nước, theo Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Phạm Thị Hồng Hà, các chỉ tiêu chính đều tăng trưởng cao, đạt tỉ lệ cao. Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2022 ước thực hiện hơn 121.000 tỉ đồng, đạt 31,3% dự toán và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tiền đề, khởi đầu tốt đẹp trong năm 2022, phản ánh sự phục hồi và phát triển kinh tế thành phố khả quan.

Tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cho biết ông hết sức bất ngờ trước sự phục hồi của kinh tế thành phố. Kết quả đạt được cho thấy năng lượng phục hồi của doanh nghiệp, nhân dân thành phố là rất lớn. Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị không được quá lạc quan, bởi thành phố còn phải đối mặt nhiều thách thức.

Bí thư Thành ủy TP HCM chỉ đạo cần tiếp tục bám sát chiến lược y tế theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ, tập trung tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho những người nguy cơ cao, chuẩn bị tiêm cho nhóm trẻ 5-11 tuổi, ưu tiên nguồn lực cho y tế, kiểm soát chặt chẽ giá cả, xúc tiến đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế…

Về dự án chống ngập do triều với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng còn dang dở, Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu cần phải tập trung tháo gỡ vướng mắc để sớm đưa dự án vào sử dụng, bảo đảm chất lượng, đúng quy định. Đồng thời, chuẩn bị trình cấp thẩm quyền đẩy nhanh các dự án có tính chất liên vùng như vành đai 2, 3, 4 và xúc tiến ngay dự án nhà ga T3.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cũng nhìn nhận kinh tế thành phố đang dần phục hồi tốt là do các nghị quyết, chỉ đạo của trung ương, TP HCM được triển khai rất kịp thời và đồng bộ. Bên cạnh đó, sự chủ động, sức bật của người dân và cộng đồng doanh nghiệp thành phố rất lớn; sự giám sát của HĐND TP HCM, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM cũng giúp cho việc triển khai các nhiệm vụ được đồng bộ, hạn chế thấp nhất sai sót. Tuy nhiên, ông Phan Văn Mãi cũng chỉ ra một số tồn tại để tập trung giải quyết. Đó là sức mua chưa phục hồi; một số ngành công nghiệp, điện tử, dịch vụ chưa phục hồi hoàn toàn; giải ngân đầu tư công thấp; công tác quy hoạch còn chậm…

Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai các chương trình khuyến mãi, gói tài khóa tiền tệ, kế hoạch phát triển du lịch; thúc đẩy chuyển đổi số… Bên cạnh đó, tập trung triển khai đề án logistics, kế hoạch phát triển thương mại điện tử; hoàn thành hồ sơ thành lập trung tâm tài chính để trình trung ương; tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao các chỉ số về cải cách hành chính, nghiên cứu mô hình cung cấp dịch vụ công.

Ở lĩnh vực đô thị, các sở, ngành cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về xây dựng nhà ở; triển khai các dự án nhà ở trên và ven kênh rạch, nhà ở xã hội, xây dựng chung cư cũ… Đồng thời, tăng tốc dự án chống ngập; nghiên cứu triển khai các dự án mới như rạch Xuyên Tâm, chỉnh trang bờ sông Sài Gòn, giai đoạn 2 bến Bạch Đằng…


Theo Tuấn Minh

NLĐ

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hồi phục sau đại dịch: Doanh nghiệp bất động sản mong được gỡ vướng pháp lý

Cùng với thị trường bất động sản trầm lắng bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp lĩnh vực này cũng đang loay hoay với các thủ tục pháp lý…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


Để kinh tế Việt Nam không ‘lỡ nhịp’ trong trạng thái ‘bình thường mới’

Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


ADB: Kinh tế Việt Nam 2022 tăng trưởng 6,5%, vẫn còn các thách thức chính sách

Theo báo cáo mới được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố hôm nay cho biết, kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2022 và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023.

Chia sẻ :


Bất động sản được kỳ vọng phục hồi trong 2023

Nhờ được tháo gỡ pháp lý, thị trường bất động sản được dự báo dần hồi phục trong năm sau. Năm 2022, thị trường bất…

Chia sẻ :


8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021

Trong báo cáo cập nhật hoạt động ngân hàng mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra 8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021.

Chia sẻ :


Chứng khoán tháng 4 có sóng gió?

Các chuyên gia nhận định thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) quý 1/2022 và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ dần thay thế cho những mối bận tâm hiện hữu trên thị trường về xung đột Nga – Ukraine, việc Fed nâng lãi suất, cơ quan chức năng bắt nhiều lãnh đạo doanh nghiệp…

Chia sẻ :


HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Hơn 24 triệu đối tượng được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ

Theo báo cáo của 63 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố, đến nay tổng kinh phí thực hiện gói 26.000 tỷ trên toàn quốc đạt gần 21,89 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 24 triệu đối tượng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *