Thanh tra Chính phủ phát hiện tuyến BRT Hà Nội nghìn tỷ sai phạm 43,5 tỷ đồng

Tuyến BRT hoạt động tại nút giao Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương.

Ngày 26/7, ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì buổi công bố công khai Kết luận số 1468/KL-TTCP/2018 của Thanh tra Chính phủ về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội.

Chỉ ra sai phạm về kinh tế, Thanh tra Chính phủ phát hiện tổng số tiền sai phạm tại Hợp phần I – Xe buýt nhanh BRT thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội hơn 43,5 tỷ đồng. 

Trong đó, số tiền 42,4 tỷ đồng do công ty Cổ phần Thiên Thành An xuất bán cho chủ đầu tư đối với 35 xe buýt BRT, giá trị chênh lệch tăng nhưng không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện.

Số tiền gần 207 triệu đồng đối với đơn giá dịch vụ kiểm tra xe do chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu vượt so với hợp đồng đã ký, không đúng quy định.

Gói thầu 01d/BRT-XL có số tiền sai gần 626 triệu đồng, bao gồm: áp đơn giá vật liệu sai thời điểm, thiếu sót trong lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán điều chỉnh trạm biến áp; không thực hiện bu lông, kích dầu…

Về hiệu quả đầu tư, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, việc đầu tư chưa đồng bộ, chưa tạo ra các lợi ích nhằm khuyến khích người dân chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện vận tải công cộng.

Các nhà chờ, cầu vượt cho người đi bộ chưa thuận tiện cho người sử dụng, một số nhà chờ chưa có cầu vượt đi bộ để tiếp cận, cầu vượt đi bộ chưa hỗ trợ cho người khuyết tật. Ngoài ra, xe buýt BRT được bố trí làn đường riêng chiếm 1/3 mặt cắt ngang của các trục đường hiện có nhưng tốc độ chưa đạt yêu cầu, trong khi hiện trạng lưu lượng giao thông trên tuyến rất lớn, nên thường xuyên gây ùn tắc trong giờ cao điểm.

Theo báo cáo từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, tổng hành khách vận chuyển năm 2018 của BRT đạt 5,3 triệu lượt, tăng 6,3% so với năm 2017, số hành khách mới chỉ đạt được gần 50% công suất thiết kế. Sản lượng năm 2019 đạt 5,5 triệu lượt, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2018. Năm 2020 đạt 5,356 triệu lượt hành khách, giảm 2,6 % do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Doanh thu cũng sụt giảm lớn qua từng năm. Cụ thể, doanh thu năm 2018 toàn tuyến đạt 27,5 tỷ đồng. Năm 2019 là 24,8 tỷ đồng; và năm 2020 sụt còn 15,2 tỷ đồng, giảm đến 45%. Bên cạnh đó, tỷ lệ trợ giá/chi phí năm 2018 là 26,6%, nhưng vọt lên 36,6% vào năm 2019.

 

Tuyến buýt nhanh BRT được đầu tư thí điểm đầu tiên ở Hà Nội cũng như Việt Nam từ nguồn vay ODA của Ngân hàng Thế giới. Tổng mức đầu tư là 53,6 triệu USD, hơn 1.000 tỷ đồng. Sau khi được đầu tư, Thành phố đã bàn giao cho Tổng công ty vận tải Hà Nội tiếp nhận quản lý và vận hành khai thác từ ngày 1/1/2017.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tuyến buýt nhanh BRT ngàn tỷ: “Ném tiền qua cửa sổ” đầu tư để chạy bằng… buýt thường

Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT chục ngàn tỷ bị bóc trần hàng loạt sai phạm, lãng phí, đội giá. Nhưng “tiền mất, tật mang”, hàng loạt hệ lụy mà tuyến BRT đầu tiên tại Hà Nội khiến người dân phải gánh chịu…

Chia sẻ :


Hà Nội thu phí ô tô vào nội đô, đường phố có hết tắc?

Mục đích chính của đề xuất xây 87 trạm thu phí ô tô vào nội đô, mức phí cao nhất 60.000 đồng, là nhằm giảm tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội. Tuy vậy, nhiều người đang hoài nghi liệu mục tiêu này có đạt được?…

Chia sẻ :


Dự án chuyển đổi mục đích có vị trí đắc địa tại Hà Nội: Phát hiện sai phạm gần 4.000 tỷ

Qua thanh tra các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hà Nội (giai đoạn 2003-2016), TTCP phát hiện có tới 20/38 dự án vi phạm về quy hoạch, đồng thời xác định tổng sai phạm về tài chính gần 4.000 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Kho bạc Nhà nước sắp…”ba không”

Kho bạc Nhà nước phải tăng cường quản lý ngân quỹ, kiểm soát chi, nâng cao hiệu quả phòng chống rủi ro với ngân sách nhà nước…

Chia sẻ :


Cần Thơ xử phạt 400 triệu đồng đối với chủ đầu tư vi phạm về bảo trì chung cư

Công ty cổ phần Hoàng Anh Mê Kông bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền với tổng mức phạt là 400 triệu đồng. Cụ thể, phạt tiền 125 triệu đồng đối với hành vi bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định; phạt tiền 275 triệu đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định…

Chia sẻ :


Hà Nội: 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật

Tổng hợp danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có tới 350 dự án…

Chia sẻ :


Không còn mặn mà gửi tiết kiệm, người dân rút ròng tiền khỏi ngân hàng

Hoạt động rút tiền khỏi ngân hàng của người dân trong một năm qua có bối cảnh là mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục…

Chia sẻ :


Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, doanh nghiệp được bố trí 50% lao động làm việc tại văn phòng

UBND Thành phố Hà Nội vừa có Chỉ thị 22 về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Chia sẻ :


Rủi ro tiềm ẩn khi vay tiền qua mạng

Rủi ro từ việc vay tiền trên mạng cũng ngày càng trở nên phổ biến, bởi chính các thủ tục vay quá “nhanh chóng và đơn giản” của hình thức vay tiền trên mạng tồn tại nhiều yếu tố lừa đảo trong đó.

Chia sẻ :


Bộ, ngành “dẫn đầu” vi phạm nhà đất

Chưa xử lý dứt điểm tình trạng bị lấn chiếm; chưa hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; liên doanh, liên kết, cho thuê, cho mượn đất không đúng quy định… Đó là hàng loạt yếu kém trong quản lý nhà, đất của nhiều bộ, ngành đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ tại báo báo kết quả kiểm toán 2020…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *