Lần đầu tiên có chương trình khởi tạo startup tại Việt Nam

Với các startup ứng dụng công nghệ thông tin, những nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm là vô cùng quan trọng...

Mô hình khởi tạo startup giai đoạn 2022 – 2025 và Kick-off Chương trình Khởi tạo năm 2022 vừa diễn ra tại Hà Nội sáng 31/3.

Mô hình khởi tạo startup xuất phát từ ý tưởng của  Sun* Startups – một Startup Studio thuộc tập đoàn Sun Asterisk Việt Nam (Sun*), với định hướng hoạt động như một hệ sinh thái “vườn ươm”, hội tụ các nguồn lực để tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ thông tin tại Việt Nam.  

CUNG CẤP CÁC NHÂN TỐ TRỰC TIẾP ĐỂ HỖ TRỢ STARTUP

Thực tế cho thấy, thị trường startup Việt Nam đang là điểm đến ưa thích của các quỹ đầu tư. Theo Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học Công nghệ), năm 2021 đã có hơn 1,35 tỉ USD vốn đầu tư đến với các startup của Việt Nam. Các lĩnh vực thu hút vốn lớn bao gồm giáo dục, y tế, công nghệ tài chính, games, thương mại điện tử…

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động, trong đó có gần 40 Quỹ đầu tư nội địa. Cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam đã và đang nhận được nhiều nguồn lực hỗ trợ từ hệ sinh thái khởi nghiệp trong hành trình của mình như: nguồn vốn, hành lang pháp lý thông thoáng, nhiều tổ chức ươm tạo, luôn có những cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm. 

Tuy vậy, với các startup ứng dụng công nghệ thông tin thì những nguồn lực này còn chưa đủ. Cụ thể, họ cần những nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm, chẳng hạn như các lập trình viên phù hợp, thiết kế sản phẩm hay người quản lý sản phẩm, cố vấn công nghệ… Sự thiếu hụt này dẫn đến khả năng thất bại cao hoặc doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian “luẩn quẩn”, thiếu sự bứt phá khi ra thị trường. Trong khi đó, ở Việt Nam vẫn còn thiếu một mô hình khởi tạo có thể giải quyết các khoảng trống này. 

Nắm bắt được vấn đề này, từ năm 2018, Sun* Startups đã bắt đầu thử nghiệm mô hình Khởi tạo startup ứng dụng công nghệ thông tin ở giai đoạn tiền hạt giống và hạt giống, với sự bảo đảm về nguồn lực cố vấn công nghệ từ tập đoàn.

Mô hình này đã khẳng định thành công nhờ tiềm lực của Sun* – một tập đoàn công nghệ thông tin với nguồn lực sẵn có gần 1.000 kỹ sư công nghệ tại Việt Nam và Nhật Bản, cùng đội ngũ R&D mạnh mẽ có khả năng thích ứng với cả những công nghệ mới nhất như Web3, Blockchain. Đặc biệt, Sun* đã có kinh nghiệm làm việc với hơn 300 startup ở cả 2 quốc gia.

TẬP TRUNG CHO CÁC STARTUP VỀ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC

Sang đến giai đoạn 2022 – 2025, mô hình khởi tạo startup tập trung hỗ trợ các startup về công nghệ cho các lĩnh vực Y tế và Giáo dục tại Hà Nội, trong giai đoạn tiền hạt giống hoặc đã có sản phẩm nhưng cần tiếp tục phát triển. Điểm đặc biệt của mô hình giai đoạn này là sự cam kết về hỗ trợ quản lý sản phẩm, cố vấn công nghệ song song với sự đảm bảo về nguồn vốn, đầu ra thị trường từ các nhà đầu tư và đối tác chiến lược của chương trình. 

Mỗi startup tham gia chương trình được lựa chọn sẽ nhận được khoản đầu tư “tiếp sức ban đầu” (nếu cần) cam kết tối thiểu từ $20.000 – $60.000 hoặc không giới hạn từ các nhà đầu tư chiến lược của chương trình trong 1,5 đến 2 tháng. Sau 4 đến 5 tháng sẽ là khoản đầu tư chính thức cho vòng tiếp theo. 

Ngoài ra, các startup còn nhận được nhiều hỗ trợ khác từ các đối tác lớn của chương trình như: Gói hỗ trợ nền tảng công nghệ trị giá lên đến $10,000 từ các hãng công nghệ lớn, gói hỗ trợ truyền thông, tuyển dụng, tư vấn pháp lý, đào tạo,..

Bà Trang Bùi, đại diện Sun* – Giám đốc Chương trình Khởi tạo cho biết, sau 03 năm thử nghiệm, mô hình này đã sẵn sàng được nhân rộng, bứt tốc trong giai đoạn 2022 – 2025 tầm nhìn đến 2030 để có thể cho ra đời nhiều startup hơn, đáp ứng “cơn khát” startup của các nhà đầu tư.

“Trong các yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, phải kể đến sự hiện diện của các nhà đầu tư chiến lược là các quỹ có kinh nghiệm đồng hành với startup giai đoạn sớm, có tầm nhìn, kinh nghiệm gọi vốn… Đồng thời, hỗ trợ startup Việt tiến ra biển lớn là các đối tác chiến lược của chương trình – những doanh nghiệp lớn đã có kinh nghiệm, thế mạnh thị trường đầu ra…”, bà Trang chia sẻ.

Cụ thể, có thể kể đến những tên tuổi uy tín trong “làng” khởi nghiệp như: Do Ventures; Cyber Agent; BK Fund; ThinkZone Ventures; KK Fund; An Viet Venture; VIC partners; Zone Startups Ventures. Bên cạnh các đối tác chiến lược khác như: VMED; Edtech Agency; AWS; Flipbizz/Freshwork; Gitiho; MACTVN; Novamed; Novaon; BHub Group; EPR. Ngoài ra, chương trình còn nhận được sự hỗ trợ đến từ các đối tác cộng đồng như TÁO Khởi Nghiệp (TAO Start-up), Sunwah Innovation Center.

Mô hình khởi tạo startup giai đoạn 2022 – 2025 kỳ vọng sẽ là vườn ươm hiệu quả giúp các “hạt mầm” startup vượt qua được giai đoạn đầu đời non nớt và phát triển mạnh mẽ, mang đến những trái ngọt phục vụ cộng đồng. 

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Startup công nghệ Việt có thể cạnh tranh “sòng phẳng” với nước ngoài

Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, nhiều startup do người Việt sáng lập đã chứng minh năng lực không hề thua kém tại nhiều quốc gia, là cơ hội thuận lợi để vươn ra thị trường thế giới.

Chia sẻ :


8 startup nhận đầu tư 50.000 USD của VSV Capital giữa đại dịch COVID-19

Bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, nhiều startup Việt vẫn tăng trưởng đột phá và chứng minh được tiềm năng của mình trước các nhà đầu tư.

Chia sẻ :


Startup công nghệ Bizzi nhận vốn từ 500 Startups Vietnam

Startup Bizzi, nền tảng ứng dụng học máy xử lý tự động hóa đơn điện tử vừa huy động thành công khoản đầu tư từ quỹ 500 Startups Vietnam.

Chia sẻ :


CEO Republic.co tạo sân chơi công bằng cho giới khởi nghiệp

Kendrick Nguyễn là doanh nhân người Mỹ gốc Việt đã tạo được những dấu ấn đặc biệt trong ngành công nghệ tài chính Mỹ với nền tảng đầu tư Republic – gọi vốn cộng đồng.

Chia sẻ :


Ứng dụng công nghệ trong y tế – “Mỏ vàng” của các startup công nghệ Việt

DNVN – Theo thống kê, hiện nay số lượng startup trong lĩnh vực công nghệ y tế chiếm chưa đến 2% trong tổng số 4.000 startup của toàn châu Á. Từ đó có thể thấy ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế vẫn đang là “mỏ vàng” cần được khai thác.

Chia sẻ :


Tiến sĩ từng bán công ty cho Google chỉ ra sai lầm của nhiều startup Việt: Bán đa số cổ phần trong những vòng đầu, dùng hết tiền tiết kiệm và vay quá nhiều từ gia đình, bạn bè

Tại buổi giao lưu trực tuyến “Học với chuyên gia”, TS Vũ Duy Thức (Khoa Công nghệ Máy tính ĐH Stanford) – người từng khởi nghiệp và bán công ty cho Google, chia sẻ rằng khi quyết định khởi nghiệp hậu Covid-19, nếu là một start up công nghệ, bạn nên tham khảo triết lí kinh doanh : “Khi bạn không phải trả tiền cho sản phẩm nào đó, thì chính bạn đang là sản phẩm”.

Chia sẻ :


Đầu tư startup không chỉ dùng lý trí

“Khó có thể đưa ra một danh sách các tiêu chí để lựa chọn startup. Quỹ của chúng tôi sẽ xem xét nhiều khía cạnh khác nhau từ thị trường, mô hình kinh doanh, tính cạnh tranh cho đến đội ngũ sáng lập…”

Chia sẻ :


Startup gọi vốn: Dễ mà không dễ

Mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nhưng rất nhiều startup đã gọi vốn thành công, thậm chí còn gọi được vốn hàng triệu USD từ các cá mập và nhà đầu tư.

Chia sẻ :


Do Venture rót vốn vào một nền tảng Edtech Việt

VUIHOC là một trong những nền tảng giáo dục online đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình học trong cả ba môn cốt lõi đối với học sinh tiểu học…

Chia sẻ :


Startup không nên chỉ mong gọi được nhiều vốn

Từ góc độ nhà đầu tư, bà Hoàng Thị Kim Dung, nhà đầu tư đến từ Quỹ Genesia Ventures của Nhật Bản, cho rằng startup sẽ cần trang bị các kỹ năng hoàn toàn mới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay. Và không chỉ dừng lại ở “giấc mơ” gọi vốn thật nhiều hay trở thành “kỳ lân”, mà cần có mục tiêu trở thành các công ty đại chúng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *