Ngân hàng sẽ làm gì khi Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám Đốc của Doanh nghiệp đang vay vốn đột nhiên bị… bắt?

Ngân hàng sẽ làm gì khi Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám Đốc của Doanh nghiệp đang vay vốn đột nhiên bị… bắt?

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Trong đó, rủi ro tín dụng (RRTD) thường gặp và ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của các nhà băng nhất. RRTD xảy ra khi các khoản tín dụng không được khách hàng thanh toán đúng hạn và các tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp và những tài sản khác của ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản.

Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng là công cụ hữu hiệu giúp các ngân hàng thương mại nhận biết và giảm thiểu tỷ lệ khách hàng nợ xấu, nợ quá hạn bằng cách đánh giá danh mục đầu tư thường xuyên, giúp duy trì chất lượng tín dụng.

Đồng thời, hệ thống cảnh báo sớm cũng giúp các ngân hàng giảm thiểu những thiệt hại trong trường hợp có khách hàng gặp rủi ro, không thực hiện được trách nhiệm tài chính với ngân hàng (trả lãi, trả gốc) bằng cách tăng giá trị tài sản đảm bảo cần thiết của những khoản nợ.

Việc xây dựng các tiêu chí của hệ thống cảnh báo sớm phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro cũng như danh mục khách hàng, sản phẩm tín dụng của từng Ngân hàng, tuy nhiên có 2 cơ sở chính là dựa vào các chỉ tiêu định tính và định lượng.

Hiện nay việc định lượng được thực hiện bằng cách chấm điểm tín dụng phân loại nợ nội bộ hàng quý đối với các khách hàng (chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp có BCTC rõ ràng) để nhận diện sớm các dấu hiệu suy giảm về doanh thu, lợi nhuận hoặc phát hiện sớm các vấn đề như tỷ lệ nợ vay tăng, mất cân đối vốn,… Bên cạnh đó, việc thiết lập các tiêu chí định tính liên quan đến sự kiện xảy ra với cá nhân/pháp nhân hay người quản lý, lãnh đạo của pháp nhân cũng là 1 cơ sở giúp các ngân hàng nhận diện rủi ro sớm.

Đối với các nhà băng, khái niệm “Khoản tín dụng có vấn đề” là 1 khái niệm không xa lạ. Không phải đợi đến khi khoản vay trễ hạn mà ngay từ khi có những thông tin tiêu cực liên quan đến khách hàng (cá nhân/pháp nhân) Ngân hàng đã phải kích hoạt hệ thống phòng ngừa rủi ro.

Theo đó 1 ngân hàng sẽ chủ động xác định Khoản tín dụng có vấn đề ngay cả khi khoản nợ đó vẫn đang được trả nợ đúng hạn dựa trên các dấu hiệu cảnh báo sớm phổ biến như:

(i) Khách hàng vay là cá nhân chết, mất tích, bị khởi kiện hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

(ii) Khách hàng vay là pháp nhân bị phá sản, ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

(iii) Người đại diện pháp luật, người điều hành của khách hàng vay là pháp nhân chết, mất tích, bị khởi kiện hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

(iiii) Các trường hợp liên quan đến Tài sản bảo đảm (TSBĐ) như giá trị TSBĐ bị suy giảm, TSBĐ không còn do hoả hoạn hay thiên tai, TSBĐ bị kiện tụng, tranh chấp, bị thu hồi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Ngân hàng sẽ làm gì khi Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám Đốc của Doanh nghiệp đang vay vốn đột nhiên bị...bắt? - Ảnh 1.

Hình ảnh minh hoạ – Nguồn: Internet

Trên thực tế, các ngân hàng thương mại thường có bộ phận chuyên trách về cảnh báo sớm rủi ro tín dụng trong cơ cấu tổ chức. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm xây dựng mô hình, lựa chọn phương pháp và hoàn thiện hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu cảnh báo sớm rủi ro phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng, cũng như đảm bảo tính độc lập, khách quan với các bộ phận kinh doanh của ngân hàng.

Khi có sự kiện tiêu cực xảy ra như Người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp đang vay vốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bộ phận chuyên trách này sẽ phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý khoản vay đánh giá lại rủi ro khoản vay trên các góc độ tài chính (dòng tiền trả nợ), tài sản bảo đảm (giá trị và tính pháp lý), khả năng hoạt động bình thường và liên tục của Doanh nghiệp,…

Ngoài ra, động thái phổ biến các Ngân hàng thường áp dụng khi có “biến cố” với khách hàng vay đó là dừng giải ngân mới (trong trường hợp khoản cấp tín dụng chưa giải ngân hết, còn thời hạn giải ngân hoặc khoản vay ngắn hạn trả vào, giải ngân lại) trước khi việc đánh giá được báo cáo và có phê duyệt của cấp thẩm quyền.

https://cafebiz.vn/ngan-hang-se-lam-gi-khi-chu-tich-hdqt-tong-giam-doc-cua-doanh-nghiep-dang-vay-von-dot-nhien-bi-bat-20220330151406597.chn


An Vũ

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


BAC A BANK ƯU ĐÃI CHO VAY HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19

Chung sức cùng Khách hàng khắc phục những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 để từng bước ổn định đời sống, khôi phục…

Chia sẻ :


Giải pháp eKYC của MB giành giải thưởng “Sao Khuê 2021”

App MBBank và Biz MBBank, Ngân hàng Quân Đội (MB) mới đây một lần nữa xuất sắc được vinh danh giải thưởng Sao Khuê 2021 cho giải pháp định danh trực tuyến (eKYC)…

Chia sẻ :


“Giải ngân Online” giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh 24/7 từ ACB

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận được nguồn vốn giải ngân dễ dàng, nhanh chóng 24/7, ACB đã triển khai tính năng “Giải ngân Online”, một giải pháp công nghệ hiện đại với thao tác đơn giản, thủ tục ít và nhiều ưu đãi…

Chia sẻ :


Ngân hàng thứ 3 lên tiếng về vụ FLC

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB) khẳng định các khoản cấp tín dụng của Ngân hàng cho Tập đoàn FLC đều có tài sản đảm bảo.

Chia sẻ :


Các ngân hàng nói sẽ đưa lãi suất huy động về dưới 9,5%

Trước việc một số đơn vị đẩy lãi suất huy động lên 11-12% một năm, Hiệp hội ngân hàng đề xuất mức lãi (gồm cả…

Chia sẻ :


Chi tiêu thông minh, hưởng nhiều ưu đãi cùng thẻ tín dụng VPBank

Không cần mang theo tiền mặt, thanh toán nhanh gọn, miễn lãi và hưởng nhiều ưu đãi khác là xu hướng tiêu tiền bằng thẻ…

Chia sẻ :


Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra yêu cầu kiểm soát cấp vốn cho khách vay đấu giá đất

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất, bảo đảm đúng quy định.

Chia sẻ :


Chưa từng có: Ngân hàng rao bán cả khoản nợ chưa đến 500 nghìn đồng

Các khoản nợ này được rao bán với giá khởi điểm bằng giá trị ghi sổ khoản nợ (bao gồm gốc, lãi, lãi phạt). Khách hàng muốn mua sẽ phải thanh toán 1 lần 100% giá trị khoản nợ. Do là các khoản vay tiêu dùng phục vụ đời sống nên không có tài sản đảm bảo.

Chia sẻ :


Xuất hiện hợp đồng ‘lạ’ khi mua căn hộ chung cư, nhà đầu tư cần cảnh giác

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa đưa ra cảnh báo về một số hợp đồng không căn cứ vào Luật Nhà ở, văn bản đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *