Việt Nam lần đầu tiên chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu

Việt Nam lần đầu tiên chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu
Việt Nam lần đầu tiên chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu

Theo Niên giám Da giày Thế giới năm 2021 (World Footwear Yearbook 2021) vừa được công bố, lần đầu tiên Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu. Tổng cộng, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ đôi giày trong năm 2020 và hiện đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày, theo số liệu vừa được Hiệp hội Da giày Bồ Đào Nha APICCAPS công bố trong Niên giám Da giày Thế giới năm 2021.

Đứng đầu danh sách các nhà xuất khẩu là Trung Quốc với tổng số 7,4 tỷ đôi giày xuất khẩu trong năm 2020. Sau Việt Nam, Indonesia đứng ở vị trí thứ ba với 366 triệu đôi giày xuất khẩu, chiếm 3% (từ mức 1,6% thập kỷ trước) thị phần giày xuất khẩu toàn cầu, tiếp đến là Đức với 2,5% và Thổ Nhĩ Kỳ 2,3%. Đức đã vượt qua Bỉ và Ý để trở thành nhà xuất khẩu giày lớn nhất châu Âu trong 10 năm qua.

Đại dịch Covid-19 đã phá vỡ chuỗi giá trị quốc tế, dẫn đến giảm tỷ trọng sản xuất xuất khẩu từ 62% xuống 59%. Tổng cộng, khoảng 12,1 tỷ đôi được xuất khẩu trên toàn thế giới trong năm 2020. Cũng như những năm trước, châu Á là nơi xuất khẩu của hầu hết số giày dép xuất khẩu trên thế giới trong năm 2020, song tỷ trọng trong lượng xuất khẩu toàn cầu đã giảm dần trong thập kỷ qua và năm 2020 không phải là ngoại lệ. Châu Âu là châu lục duy nhất có tỷ trọng trong toàn cầu tăng gần 4% kể từ năm 2011.

Về thị trường tiêu thụ, Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ lớn nhất với 3,9 tỷ đôi giày (chiếm 20,8%), tiếp đến là Ấn Độ với 2 tỷ đôi (chiếm 10,6%), Mỹ có 1,8 tỷ đôi (chiếm 9,6%), Indonesia có 821 triệu đôi (chiếm 4,3%), Brazil chiếm 3,6% và Đức chiếm 2%.

Niên giám Da giày Thế giới do APICCAPS công bố hằng năm, là báo cáo toàn diện phân tích các xu hướng chính trong lĩnh vực giày dép trên toàn thế giới. Mục đích của ấn bản này là phân tích vị trí của các quốc gia liên quan trong ngành da giày theo các thông số khác nhau như sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng.

Theo Niên giám Da giày Thế giới năm 2021 (World Footwear Yearbook 2021) vừa được công bố, lần đầu tiên Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu. Tổng cộng, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ đôi giày trong năm 2020 và hiện đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày, theo số liệu vừa được Hiệp hội Da giày Bồ Đào Nha APICCAPS công bố trong Niên giám Da giày Thế giới năm 2021.

Đứng đầu danh sách các nhà xuất khẩu là Trung Quốc với tổng số 7,4 tỷ đôi giày xuất khẩu trong năm 2020. Sau Việt Nam, Indonesia đứng ở vị trí thứ ba với 366 triệu đôi giày xuất khẩu, chiếm 3% (từ mức 1,6% thập kỷ trước) thị phần giày xuất khẩu toàn cầu, tiếp đến là Đức với 2,5% và Thổ Nhĩ Kỳ 2,3%. Đức đã vượt qua Bỉ và Ý để trở thành nhà xuất khẩu giày lớn nhất châu Âu trong 10 năm qua.

Đại dịch Covid-19 đã phá vỡ chuỗi giá trị quốc tế, dẫn đến giảm tỷ trọng sản xuất xuất khẩu từ 62% xuống 59%. Tổng cộng, khoảng 12,1 tỷ đôi được xuất khẩu trên toàn thế giới trong năm 2020. Cũng như những năm trước, châu Á là nơi xuất khẩu của hầu hết số giày dép xuất khẩu trên thế giới trong năm 2020, song tỷ trọng trong lượng xuất khẩu toàn cầu đã giảm dần trong thập kỷ qua và năm 2020 không phải là ngoại lệ. Châu Âu là châu lục duy nhất có tỷ trọng trong toàn cầu tăng gần 4% kể từ năm 2011.

Về thị trường tiêu thụ, Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ lớn nhất với 3,9 tỷ đôi giày (chiếm 20,8%), tiếp đến là Ấn Độ với 2 tỷ đôi (chiếm 10,6%), Mỹ có 1,8 tỷ đôi (chiếm 9,6%), Indonesia có 821 triệu đôi (chiếm 4,3%), Brazil chiếm 3,6% và Đức chiếm 2%.

Niên giám Da giày Thế giới do APICCAPS công bố hằng năm, là báo cáo toàn diện phân tích các xu hướng chính trong lĩnh vực giày dép trên toàn thế giới. Mục đích của ấn bản này là phân tích vị trí của các quốc gia liên quan trong ngành da giày theo các thông số khác nhau như sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sáu tháng, thu hút hơn 15 tỷ USD vốn FDI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 20/6/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,27 tỷ USD, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Chia sẻ :


Một “ông lớn” ngân hàng muốn bán khoản nợ xấu gần 400 tỷ đồng của doanh nghiệp gắn liền tuổi thơ của thế hệ 7X, 8X, 9X

Giấy Bãi Bằng là tên tuổi “vang bóng một thời” của ngành giấy Việt Nam. Đây cũng là cái tên gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x và 9x với những quyển vở có hình ảnh cậu bé cưỡi trâu.

Chia sẻ :


Thâm hụt thương mại gia tăng, nhập siêu 8 tháng lên tới 3,71 tỷ USD

Trong bối cảnh dịch Covid-19 lần thứ tư tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021 vẫn đạt mức tăng trưởng 27,2%. Đồng thời, nhập siêu cũng đang có xu hướng tăng nhanh, lên tới 3,71 tỷ USD.

Chia sẻ :


Áp dụng chứng từ điện tử, hoạt động xuất nhập khẩu tiết kiệm được 3,282 tỷ USD

Năm 2020, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tiết kiệm được khoảng 730,4 triệu giờ, tương ứng với khoảng 981 triệu USD chi phí gián tiếp và 2,301 tỷ USD chi phí trực tiếp, tổng cộng tiết kiệm được 3,282 tỷ USD so với năm 2019…

Chia sẻ :


HSBC: Thách thức cho Việt Nam chủ yếu ở da giày và dệt may

Ngành da dày và dệt may là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu tháng 8/2021 của Việt Nam giảm 5,4% so với cùng kỳ 2020…

Chia sẻ :


Xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, cà phê Việt chinh phục nhiều thị trường lớn

DNVN – Nguồn tin từ Tổng cục Hải quan, với việc chinh phục được nhiều thị trường lớn, những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê đã đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, dù lượng xuất khẩu chỉ trên 452.163 tấn.

Chia sẻ :


Giãn cách xã hội ở Việt Nam khiến giá cà phê thế giới tăng cao

Việc thực hiện giãn cách xã hội để chống Covid-19 ở Việt Nam đã khiến nguồn cung cà phê toàn cầu thắt chặt và giá cà phê thế giới có thể giữ ở mức “tương đối cao” trong năm 2022…

Chia sẻ :


Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu hàng may mặc

DNVN – Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa công bố báo cáo về thống kê thương mại thế giới năm 2021. Theo đó, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục đều trong các năm, lần đầu tiên vượt qua Bangladesh để trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới năm 2020.

Chia sẻ :


Lạc quan xuất khẩu gạo năm 2022

DNVN – Gạo Việt Nam đang chinh phục thế giới bằng chất lượng, dự báo xuất khẩu gạo năm 2022 rất lạc quan.

Chia sẻ :


Điều gì khiến cổ phiếu phân bón “dậy sóng”?

Thông tin các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Trung Quốc đồng loạt nhận được lệnh, tạm ngừng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa – được cho là tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam. Cổ phiếu ngành này vì thế phiên 2/8 cũng lập tức phản ánh tích cực vào giá cổ phiếu.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *