Thái Nguyên chuyển mục đích sử dụng gần 80 ha rừng trồng để thực hiện 5 dự án

Ảnh minh họa.

Tại kỳ họp thứ 3 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Tờ trình số 176/TTr-UBND của UBND tỉnh đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với 79,63 ha rừng trồng. Trong đó, rừng phòng hộ 3,69 ha và rừng sản xuất 75,94 ha để thực hiện 5 dự án.

Cụ thể: 7,64 ha rừng sản xuất sẽ được chuyển mục đích sử dụng để thực hiện 2 dự án đang đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư. Còn 71,99 ha gồm 3,69 ha đất rừng phòng hộ, 68,30 ha đất rừng sản xuất thì được chuyển mục đích sử dụng để thực hiện 3 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng trong quyết định chưa xác định diện tích rừng được chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Các dự án trên đều phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Theo Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 10/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Thái Nguyên, chỉ tiêu đất rừng phòng hộ đến năm 2020 giữ lại là 35.941 ha; đất rừng sản xuất đến năm 2020 giữ lại là 99.573 ha. Theo Báo cáo số 94/BC-UBND ngày 24/5/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020 và đề xuất nhu cầu sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 tỉnh Thái Nguyên, đến hết năm 2020, chỉ tiêu đất rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh còn 37.950 ha, đất rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh còn 110.636 ha.

Từ đầu năm 2021 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã chuyển 28,15 ha đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản xuất và 159,73 ha đất rừng sản xuất sang mục đích khác. Và hiện tại, tỉnh vẫn còn diện tích đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất có thể thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định.

Việc Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là việc làm cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án dân sinh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 2 được tổ chức hồi tháng 8/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng đã thông qua quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đối với hơn 119 ha rừng sản xuất (rừng trồng) để thực hiện 13 dự án thuộc các lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái…

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bà Rịa-Vũng Tàu thu hồi gần 5.600 ha đất để làm 270 dự án

Cụ thể, tổng diện tích đất đề nghị thu hồi trong năm 2022 là gần 5.600 ha để thực hiện 270 dự án. Trong đó có 213 dự án chuyển tiếp với hơn 5.204 ha và 57 dự án đăng ký mới, hơn 394 ha…

Chia sẻ :


Đề nghị chuyển mục đích hơn 85ha rừng làm cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn

Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn có tổng chiều dài khoảng 88km, được đầu tư phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m với tổng mức đầu tư dự kiến gần 20.900 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Dự án tỷ đô của công ty Sài Gòn – Đại Ninh làm biến mất 257ha rừng tại Lâm Đồng

Trong hơn 05 năm, hơn 257ha rừng đã bị mất tại dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng Đại Ninh tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng…

Chia sẻ :


Thái Nguyên đề xuất bổ sung danh mục 312 dự án cần thu hồi đất

Trong tháng 8/2021, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh Nghị quyết thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

Chia sẻ :


Bảo Lộc tạm dừng chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình

Các hồ sơ xin chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở trên địa bàn không đủ điều kiện giải quyết, trong khi chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất ở trên địa bàn TP. Bảo Lộc được phê duyệt đã hết…

Chia sẻ :


Lâm Đồng huỷ loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đức Trọng và Lạc Dương

Ba công ty được giao đất tại huyện Đức Trọng và Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng bị huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì “ôm” đất mà không thực hiện…

Chia sẻ :


Dự án chậm tiến độ 1 ngày mất 1 triệu USD, lo bồi thường 5.000 tỷ

Nếu dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân chậm tiến độ 6 tháng, số tiền phía Việt Nam phải bồi thường lên tới khoảng 5.000 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Đề xuất cơ chế đặc thù cho Thanh Hóa: “Nóng” vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ

Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán cho rằng chỉ nên giao HĐND tỉnh Thanh Hóa quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng từ 20 ha đến dưới 50ha, còn từ 50ha trở lên thì phải thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội…

Chia sẻ :


Đề xuất cho phép UBND cấp tỉnh phê duyệt chuyển đổi đất trồng lúa và đất rừng làm dự án

Chiều 7/10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể để thẩm tra Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025)  dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh…

Chia sẻ :


Gần 2.000 tỷ đồng xây dựng cầu Bến Rừng nối Hải Phòng với Quảng Ninh

Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng qua sông Đá Bạc nối huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng với thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ được TP. Hải Phòng khởi công vào quí 1/2022…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *