Nguồn vaccine khan hiếm, sao Nanocovax vẫn mãi “chờ”?

Vaccine Nanocovax đã được Hội đồng Đạo đức thông qua báo cáo giữa kỳ thử nghiệm giai đoạn ba

Trạng thái “bình thường mới” dù chưa được định nghĩa một cách đầy đủ, thống nhất nhưng muốn chuyển sang trạng thái này thì cần phải có vaccine. Trong khi nguồn vaccine trên thế giới đang khan hiếm, các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội phải đích thân đi thương lượng để mua thêm thì Nanocovax, vaccine nội được xem là có triển vọng nhất, sao vẫn “mỏi cổ” chờ được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp?

Đó là câu hỏi day dứt không phải chỉ riêng đối với doanh nghiệp đang nghiên cứu vaccine mà còn đối với cả những người dân đang mong có vaccine để tiêm.

 
Sự cẩn trọng là rất cần thiết nhưng chúng ta có thể tham khảo cách mà nhiều Vaccine được cấp phép khẩn cấp có điều kiện trong tình trạng tương tự Nanocovax như vaccine Sputnik V của Nga; vaccine của Trung Quốc, Đài Loan, Cu ba…

Tính đến hôm nay, đã gần hai tháng trôi qua kể từ ngày Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh học Quốc gia (Hội đồng Đạo đức) lần thứ hai thông qua báo cáo giữa kỳ thử nghiệm giai đoạn ba của nhóm nghiên cứu (ngày 18/9/2021), vẫn chưa có một thông tin công khai gì thêm về loại vaccine nội này?

Cũng như mọi vaccine được cấp phép khẩn cấp trên thế giới, Nanocovax đã và đang tuân thủ đúng mọi quy trình nghiên cứu, bảo đảm tính khoa học, tính đạo đức, pháp lý và được giám sát chặt chẽ bởi các tổ chức giám sát độc lập.

Đương nhiên, việc cấp phép khẩn cấp không thể giống hoàn toàn so với tiêu chí cấp phép đầy đủ sau khi đã hoàn thành nghiên cứu và được chấp nhận theo đề cương.

Thật ra, với vaccine Nanocovax, các chuyên gia y tế cho biết vấn đề còn “lăn tăn” đã được Hội đồng Đạo Đức thông báo nêu rõ là: “Đến nay vẫn chưa có dữ liệu để đánh giá trực tiếp hiệu lực bảo vệ của vaccine Nanocovax trên thực tế”.

Nhóm nghiên cứu đã lý giải, theo đề cương cách tính hiệu lực bảo vệ trực tiếp trên thực tế là cần “bắt đủ” số ca bị nhiễm Covid-19 (theo đề cương là 25 ca) rồi xác định trong số ca bị nhiễm đó có bao nhiêu ca tiêm Nanocovax, bao nhiêu ca tiêm giả dược.

Từ đó so sánh, nếu nhóm người tiêm giả dược mắc cao hơn nhóm người tiêm vaccine thì vaccine đó có hiệu quả bảo vệ (WHO khuyến cáo hiệu lực bảo vệ của vaccine phải đạt trên 50%).

Hầu như  tất cả các vaccine trên thế giới khi được cấp phép khẩn cấp có điều kiện đều chưa có đủ dữ liệu về hiệu quả bảo vệ trực tiếp.

Lý do là vì vaccine chủ yếu được nghiên cứu thử nghiệm trên người tình nguyện ở vùng chưa có dịch hoặc dịch không lớn nên không thể bắt đủ số ca nhiễm sau tiêm theo đề cương.

Về lý thuyết, hiệu quả bảo vệ của Nanocovax đang được các nhà khoa học  sử dụng công thức ước tính dựa trên: Tính sinh miễn dịch, khả năng trung hoà virut sống của vaccine và so sánh hiệu giá kháng thể của nhóm tiêm vaccine với nhóm bệnh nhân mắc Covid-19 đã hồi phục (Covalescent); và từ đó quy ra hiệu quả bảo vệ thực tế của vaccine để báo cáo làm căn cứ cấp phép khẩn cấp có điều kiện.

Các công thức ước tính mà nhóm nghiên cứu đề xuất nói trên theo mô hình của Khoury (cho chủng Vũ Hán) và Cromer (cho các biến chủng khác), công thức này đã được nhiều tạp chí khoa học uy tín công nhận.

Kết quả ước tính cho thấy hiệu lực của vaccine Nanocovax ở thời điểm báo cáo giữa kỳ hiện tại đối với các chủng Vũ Hán, Alpha, Delta đều đạt yêu cầu như nhiều loại vaccine đã được cấp phép khác.

“Các ước đoán này sẽ được khẳng định khi nghiên cứu kết thúc giai đoạn 3 cũng như  khi vaccine được đưa vào sử dụng trên thực tế chống dịch tức là càng có điều kiện và cơ hội để bắt đủ số ca nhiễm theo đề cương nghiên cứu”, nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Cần nói thêm, các vaccine được cấp phép khẩn cấp trước đây và hiện nay đã được cấp phép đầy đủ (như Pfizer; Astrazenica…) đều cho thấy hiệu quả bảo vệ trực tiếp của vaccine tương đương, thậm chí còn cao hơn hiệu quả bảo vệ được ước tính lý thuyết trước đó.

Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 đã xác định việc phải thực hiện đồng bộ các giải pháp y tế, hành chính, kinh tế – xã hội để bước vào trạng thái mới “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19”.

Trong các giải pháp về y tế thì việc chủ động sản xuất vaccine phòng Covid-19 là rất quan trọng. Vì thế,  một số nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo với Bộ Y tế, sự cẩn trọng là rất cần thiết, nhưng chúng ta có thể tham khảo cách mà nhiều vaccine được cấp phép khẩn cấp có điều kiện trong tình trạng tương tự Nanocovax như: vaccine Sputnik V của Nga; vaccine của Trung Quốc, Đài Loan, Cuba…

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Nanocovax: Những điều tốt lành đang đến

Ngày 18/9/2021, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã thông qua báo cáo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giữa kỳ giai đoạn 3 với vaccine Nanocovax. Đây là lần thứ 2 hội đồng này họp đánh giá đối với vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam…

Chia sẻ :


Hội đồng đạo đức: Đề xuất xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành cấp bách có điều kiện vaccine Nanocovax

Ngày 18/9/2021, Hội đồng đạo đức thống nhất về việc sử dụng các kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tính đến thời điểm đánh giá kết quả giữa kỳ giai đoạn 3, gửi cho Thường trực Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc xem xét, đồng thời yêu cầu Nanocovax hoàn tất nghiên cứu vào tháng 3 năm 2022 theo đề cương đã được phê duyệt…

Chia sẻ :


Bổ sung hồ sơ Vaccine Nanocovax trước ngày 15/9 để đánh giá khả năng cấp phép cấp bách

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị nhóm nghiên cứu, nhà sản xuất vaccine Nanocovax khẩn trương tăng tốc, trước 15/9 nộp hồ sơ bổ sung gửi tới Hội đồng cấp phép, xem xét kết quả để đánh giá khả năng cấp phép cấp bách cho vaccine này…

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ viêm cơ tim tăng nhẹ do vaccine Pfizer, tăng nhiều hơn do Covid

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech làm tăng nhẹ nguy cơ viêm cơ tim, nhưng không lớn bằng nguy cơ viêm cơ tim trong trường hợp nhiễm virus Sars-CoV-2…

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ đông máu do mắc Covid lớn hơn do tiêm vaccine

Những phát hiện này ủng hộ quyết định việc tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca…

Chia sẻ :


Tham vấn chuyên gia quốc tế về phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 “Made in Viet Nam”

Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị Việt Nam cần tiếp tục tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy tiến trình cấp phép trong tình trạng khẩn cấp để giảm thiểu rủi ro trong quá trình phát triển vaccine…

Chia sẻ :


Ông lớn dược phẩm Hàn Quốc muốn mua quyền cung cấp Nanocovax trên toàn cầu trừ Việt Nam và Ấn Độ

Korea Times đưa tin, Công ty dược phẩm HLB (Hàn Quốc) đã ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Nanogen để mua quyền cung cấp vaccine Nanocovax trên toàn cầu, ngoại trừ ở Việt Nam và Ấn Độ.

Chia sẻ :


CEO Moderna: Một năm nữa, đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc

Giám đốc điều hành hãng Moderna cho rằng, đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc trong 1 năm nữa.

Chia sẻ :


Sinovac thành “cứu tinh” ở 1 nước ĐNÁ: Hàng nghìn người dị ứng vaccine mRNA của Pfizer, Moderna

Đến ngày 29/8, Bộ Y Tế Singapore đã liên hệ khoảng 7.100 người có phản ứng dị ứng với mũi đầu tiên khi tiêm vaccine mRNA và đề nghị tiêm mũi thứ 2 bằng vaccine Sinovac của Trung Quốc.

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ tử vong do Covid-19 cao gấp 11 lần ở người chưa tiêm vaccine

Nghiên cứu này đã phân tích các ca mắc, nhập viện và tử vong do Covid tại 13 bang khác nhau ở Mỹ và “phát hiện thêm bằng chứng về sức mạnh của việc tiêm phòng”…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *