“Bắt mạch” tiêu dùng nội địa để phục hồi kinh doanh

Đây là thời điểm các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh để bù đắp cho những tháng vừa qua khi bị dịch bệnh.

Dù đã bắt đầu sản xuất trở lại từ đầu tháng 10 đến nay nhưng hàng hóa tiêu thụ khá chậm nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi dòng tiền không còn. Vì vậy, cần có thêm giải pháp kích cầu nội địa để kích thích tiêu dùng. Chỉ khi doanh nghiệp bán được hàng mới có tiền quay vòng sản xuất, chi trả lương cho người lao động, và từ đó tác động trở lại đến tiêu dùng trong nước, giúp kinh tế hồi phục.

KÍCH CẦU THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Có thể nói, ba chân kiềng của nền kinh tế giúp tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được xác định là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Dịch Covid-19, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mà còn gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển hàng hóa thương mại. Trong bối cảnh đó, thị trường tiêu dùng nội địa với quy mô gần 100 triệu dân, được xem là “mảnh đất” tiềm năng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, sau thời gian dài bị tác động của đại dịch, sức mua của thị trường nội địa giảm sút chưa từng thấy, người tiêu dùng đã giảm số lượng hàng hóa ở mỗi lượt mua sắm. Giải pháp kích cầu quan trọng nhất lúc này là các doanh nghiệp cần bảo đảm chất lượng hàng hóa và tăng ưu đãi cho khách hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng phải có ý thức sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, nhận định chất lượng và uy tín chính là “giấy thông hành” để hàng hóa Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị trường. “Thị trường nội địa là cứu cánh cho tất cả các doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng lại chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là chuỗi cung ứng. Như vậy, chuẩn bị để quay trở lại thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng sẽ có thời gian củng cố lại sản phẩm của mình,” bà Vũ Kim Hạnh chia sẻ.

Đồng tình với giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, công khai minh bạch. Muốn kích cầu thị trường nội địa cần phải xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các địa phương để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Đây là thời điểm các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh để bù đắp cho những tháng vừa qua khi bị dịch bệnh.
Đây là thời điểm các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh để bù đắp cho những tháng vừa qua khi bị dịch bệnh.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, nhìn nhận việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc hỗ trợ, đưa các doanh nghiệp, hộ nông dân tham gia vào các sàn thương mại điện tử. Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động và gây khó khăn cho doanh nghiệp, việc kết hợp phương thức phân phối hiện đại và phương thức phân phối truyền thống là giải pháp tất yếu căn cơ cho hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ: “Dự kiến năm 2021 này, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 3 – 4% so với năm 2020. Từ nay đến cuối năm, ngành công thương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất lớn, nhằm khôi phục nhanh nhất các hoạt động sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, đặc biệt là tận dụng thời điểm nhu cầu hàng hóa tăng cao trong dịp cuối năm, tăng tốc sản xuất kinh doanh để bù đắp cho những tháng vừa qua khi bị dịch bệnh”.

DOANH NGHIỆP CẦN “PHẢN ỨNG NHANH”

Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, buộc doanh nghiệp phải sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới. Theo đó, thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh chung sống với dịch.

 
9 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng ước giảm 3,38% so với cùng kỳ.

Ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng giám đốc Liên Hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, thời điểm này, dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh song không có tình trạng khan hiếm hàng hóa, người dân rất yên tâm mua sắm. “Đến thời điểm hiện nay, các cửa hàng bán lẻ trực thuộc Saigon Co.op về cơ bản đã chuẩn bị đầy đủ các loại hàng thiết yếu, hàng bình ổn cho nhiều tháng, đồng thời tiếp tục nỗ lực thực hiện giảm và giữ giá bán hàng hóa ổn định trong thời gian tới. Không chỉ tại TP.HCM mà còn các địa phương khác, hàng hóa đảm bảo đầy đủ,” ông Lê Trường Sơn nói.

Giám đốc Vận hành VinMart miền Bắc Khúc Tiến Hà cho hay, hệ thống VinMart/VinMart+ sẽ tăng sản lượng hàng hóa, tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, các tuần lễ hàng hóa thiết yếu định kỳ 2 lần/tháng, với nhiều ưu đãi. Trong khi đó, theo đại diện Công ty cổ phần Thời trang GenViet, để đến gần hơn với người tiêu dùng, công ty sẽ đa dạng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu nhiều phân khúc khách hàng. Ngoài hệ thống cửa hàng và website hiện có, công ty sẽ mở rộng mạng lưới phân phối, đưa sản phẩm lên kệ của các siêu thị, nhà phân phối trung gian, đại lý…

Tuy nhiên, bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam, cho biết: kết quả đo lường về người tiêu dùng tại các thành phố lớn trên thị trường Việt Nam trong tháng 9/2021 đã chỉ rõ có hơn 50% hộ gia đình (trong số 2.000 hộ tham gia khảo sát) bày tỏ sự không ổn về tình hình tài chính gia đình, phải cắt giảm chi tiêu.

Các doanh nghiệp phải tìm ra hướng đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường và hành vi tiêu dùng mới của người dân. 
Các doanh nghiệp phải tìm ra hướng đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường và hành vi tiêu dùng mới của người dân. 

Do đó, những dự đoán từ các chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng xu hướng chung trong ít nhất từ 6 tháng đến 12 tháng tới là người tiêu dùng tập trung vào việc mua những mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán xu hướng các dịch vụ tiện ích, thiết kế các giải pháp công nghệ với chi phí hợp lý hơn sẽ “lên ngôi” khi nhắm đến nhu cầu từ những thay đổi về cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng sau đại dịch. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp theo hướng truyền thống buộc phải chuyển đổi, nếu không chuyển đổi thì có thể họ sẽ phải dừng “cuộc chơi”. 

Mặt khác, như lưu ý của Giám đốc Công ty quản lý quỹ Sfund, bà Lê Mỹ Nga, các doanh nghiệp phải tìm ra hướng đa dạng hoá sản phẩm, thêm những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường và hành vi tiêu dùng mới của người dân. “Chỉ có cách là doanh nghiệp phải mở rộng thị trường, chuẩn hoá sản phẩm, ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng. Và gần như có thể là nhiều doanh nghiệp sẽ phải thay đổi hoàn toàn mô hình của mình để giảm bớt rủi ro trong hành trình sắp tới,” bà Lê Mỹ Nga nhấn mạnh.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


Kích cầu tiêu dùng nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2021 giảm mạnh tới 7,1% so với cùng kỳ năm trước, chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng suy giảm. Bài toán đặt ra: cần tìm ra các giải pháp kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới…

Chia sẻ :


Hội Doanh nhân trẻ đề nghị doanh nghiệp được tự mua 100 triệu bộ kit xét nghiệm và giãn nợ thêm 6-9 tháng

Chia sẻ áp lực với Thủ tướng và bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh nhằm giảm áp lực tài chính với Chính phủ…

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


Để kinh tế Việt Nam không ‘lỡ nhịp’ trong trạng thái ‘bình thường mới’

Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


380.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý, “bơm” trở lại nền kinh tế

Từ năm 2017 đến nay, Nghị quyết 42 của Quốc hội ban hành đã tác động rất tích cực. Số nợ xấu đã được xử lý, giải quyết trong những năm qua thông qua Nghị quyết 42 là 380.000 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Chứng khoán tháng 4 có sóng gió?

Các chuyên gia nhận định thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) quý 1/2022 và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ dần thay thế cho những mối bận tâm hiện hữu trên thị trường về xung đột Nga – Ukraine, việc Fed nâng lãi suất, cơ quan chức năng bắt nhiều lãnh đạo doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Điện thừa, nhiều nhà máy sản xuất phải dừng hoặc hoạt động cầm chừng

Năng lực sản xuất điện thừa, nhu cầu cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội và tiêu dùng của người dân giảm nên nhiều nhà máy điện phải dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *