Hà Nội thu phí ô tô vào nội đô, đường phố có hết tắc?

Tắc đường tại Hà Nội là do đâu?

Hà Nội vừa có đề xuất phương án thu phí ô tô vào nội đô. Theo đó, có 87 trạm thu phí được đề xuất đặt bên trong ranh giới vành đai 3, nằm trên các trục đường hướng tâm vào trung tâm thành phố. Một số vị trí dự kiến đặt tại nút giao Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến, Nút giao Big C Thăng Long, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Giải Phóng, Cổ Linh – cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hoàng Quốc Việt, Võ Chí Công, cầu Đông Trù, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì…

Theo lộ trình triển khai, việc tiến hành thu phí ô tô vào nội đô sẽ bắt đầu vào năm 2025. Cụ thể, Đề án chia theo các giai đoạn, trong đó năm 2021-2025 là giai đoạn hoàn thiện đề án, ban hành mức phí; năm 2025-2030 sẽ tổ chức thu phí thí điểm tại một số vị trí. Cuối cùng sẽ là giai đoạn tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện.

Mức phí vào nội đô cao nhất là 60.000 đồng?

Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) đã đưa ra mức phí dự kiến. Theo đó, xe ô tô cá nhân dưới 9 chỗ khi đi vào nội đô qua các trạm thu phí sẽ phải đóng từ 25.000đ – 60.000đ/lượt; xe ô tô từ 9 chỗ trở lên và xe tải các loại được đề xuất mức thu từ 15.000đ -40.000đ/lượt.

Thời gian thu là từ 5h-21h hàng ngày, có phân biệt mức thu theo giờ cao điểm (giờ cao điểm sáng từ 6h00-9h00, chiều từ 16h00-19h30). Việc thu phí ô tô vào nội đô dự kiến được thực hiện từ năm 2025.

Xe taxi sẽ là đối tượng được ưu tiên, do taxi là phương thức vận tải bán công cộng, sẽ không phải chịu phí hoặc chịu mức phí thấp. Ngoài ra, xe ô tô khách thương mại dù có tác dụng vận chuyển tập trung nhiều người dân cùng lúc, song vẫn là đối tượng phải nộp phí, với mức thu thấp hơn so với xe con cá nhân. 

Những đối tượng được miễn thu phí là xe ô tô của người dân, cơ quan, tổ chức trong khu vực thu phí có chính sách miễn giảm. xe ưu tiên theo quy định hiện hành, bao gồm xe cảnh sát, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe quân đội,…; xe công vụ; xe buýt công cộng. Mặc dù được miễn phí nhưng các loại xe này vẫn phải đăng ký trong hệ thống, được lắp thiết bị trên xe và cài đặt chế độ miễn thu phí để đảm bảo phân biệt với các loại xe ô tô cùng chủng loại những vẫn phải chịu phí.

Đề án thu phí chủ yếu nhắm vào các xe ô tô cá nhân di chuyển từ bên ngoài vào khu vực thu phí (trong vành đai 3) nhằm hạn chế số lượng phương tiện, thay đổi hành vi lựa chọn phương tiện đi lại để hạn chế ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Thu phí nội đô có giúp giảm tắc nghẽn giao thông?

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc xây dựng 87 trạm thu phí là nhằm mục tiêu giảm số lượng xe ô tô đi vào nội đô, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Cụ thể, thu phí xe ô tô vào nội đô được cho là sẽ giúp thay đổi hành vi sử dụng phương tiện giao thông và văn hóa giao thông của người dân. 

Các phương tiện vận tải công cộng sẽ được lựa chọn thay vì ô tô cá nhân. Những chuyến đi không cần thiết có thể được giảm bớt. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội. 

Tính toán cho thấy khi chính thức áp dụng thu phí ô tô vào nội đô, lưu lượng giao thông trên các trục chính sẽ giảm từ 8 – 30%, trung bình khoảng 12 – 18%, từ đó giúp giảm khoảng 356.600 tấn CO2/năm tại Hà Nội, cải thiện chất lượng không khí. 

Tuy vậy, nhiều người đang hồ nghi mục đích giảm tắc nghẽn giao thông liệu có thành công, khi tình trạng tắc đường vẫn chưa rõ nguyên nhân. Hay nói đúng hơn, tình trạng tắc đường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không chỉ ô tô mà cả xe máy, cả ý thức tham gia giao thông của người dân cũng là những nguyên nhân góp phần gây tắc nghẽn giao thông ở đô thị, đặc biệt là vào giờ cao điểm.

Hạ tầng giao thông kém, mật độ dân cư cao và hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến tắc nghẽn giao thông ở đô thị. 

Theo Đề án quản lý xe cá nhân, đến năm 2030 thành phố Hà Nội sẽ dừng hoạt động xe máy tại các quận nội thành, tuy nhiên do số lượng ô tô hiện nay đang tăng cao hơn cả xe máy, nên việc đưa ra phương án thu phí vào nội đô để giảm lượng ô tô trong khu vực trung tâm được cho là “rất cần thiết”.

TP.HCM khởi động đề xuất thu phí ô tô vào trung tâm

Dự án thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội vẫn đang gây nhiều trang cãi, thì mới đây, dự án thu phí ô tô vào nội đô TP.HCM đã được tái khởi động. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải vừa báo cáo UBND TP HCM việc lập dự án thu phí ô tô vào khu trung tâm. 

Đáng chú ý, TP.HCM từng nhiều lần đưa ra đề xuất thu phí ô tô vào khu vực trung tâm, nhưng chưa bao giờ được thực hiện. Năm 2010, dự án thu phí ô tô vào khu trung tâm thành phố đã được đưa ra. Theo đề án lúc đó, 36 cổng thu phí tự động được xây trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh với quận 5, 10. Các cổng được lắp đặt thiết bị tính phí và camera chuyên dụng nhận dạng các loại xe. Tuy nhiên, dự án sau đó bị ngưng do gặp nhiều ý kiến phản đối của chuyên gia, dư luận.

Năm 2019, đề xuất thi phí ô tô vào trung tâm thành phố tiếp tục được đưa ra với việc đầu tư 34 cổng thu phí ô tô vào trung tâm. Tuy vậy, đề xuất hiện vẫn chưa được triển khai.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hà Nội dự kiến lập 87 trạm thu phí ô tô vào nội đô, “hoá giải” ùn tắc giao thông

Sở Giao thông vận tải Hà Nội cùng với đơn vị tư vấn là trường Đại học Giao thông vận tải vừa xây dựng xong phương án lập 87 trạm thu phí phương tiện vào nội đô. Thời gian thu phí từ 5h đến 21h mỗi ngày…

Chia sẻ :


Trắc trở Vành đai 3 TP. HCM, đội vốn lên tới 156.000 tỷ đồng

Tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM dự định hoàn thành trước năm 2020, tuy nhiên vì vướng mặt bằng, chưa thu xếp được nguồn vốn nên mới làm được 16,3km và đội vốn lên 156.000 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành mới đạt hơn 50%, ba vướng mắc cản tiến độ

Để đảm bảo tiến độ dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, công tác giải phóng mặt bằng cần phải tăng tốc…

Chia sẻ :


Khởi công dự án trục Đông – Tây và hai nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có mức đầu tư hơn 2.100 tỷ

Với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng,  dự án đầu tư xây dựng đường trục Đông – Tây tỉnh Hải Dương và hai nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là dự án quan trọng, có tính kết nối vùng trong tỉnh và kết nối Hải Dương với các tỉnh lân cận…

Chia sẻ :


Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân

Trong giai đoạn 2016-2021, cả nước đã đầu tư 7,3 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở cho công nhân đã thực hiện 122 dự án với quy mô khoảng 2,7 triệu m2. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhà ở cho công nhân trên cả nước…

Chia sẻ :


Hà Nội quyết đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về chủ trương triển khai dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô.

Chia sẻ :


Lo “lụt” tiến độ, cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành năm 2024

Dự kiến đến năm 2025 cơ bản nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc – Nam từ cửa khẩu Hữu Nghị tới mũi Cà Mau, tuy nhiên, 11 dự án thành phần giai đoạn 1 lo “lụt” tiến độ khi đến năm 2024 mới có thể hoàn thành…

Chia sẻ :


Hà Nội sẽ có thêm 2 hầm chui đường Vành đai 3

Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội vừa đề xuất UBND thành phố Hà Nội cho phép nghiên cứu đầu tư xây dựng 2 hầm chui đường Vành đai 3 bằng nguồn vốn đầu tư công.

Chia sẻ :


Đề xuất mở rộng đường Hòa Lạc – Hòa Bình

UBND tỉnh Hòa Bình vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc – Hòa Bình theo phương thức PPP với cơ chế đặc thù…

Chia sẻ :


“Thúc” tiến độ giao đất, Phó Thủ tướng chốt hạn hoàn thành sân bay Long Thành đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị chậm nhất trong quý 1/2022 phải hoàn thành công tác bồi thường, giao đất xây dựng dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, tránh ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án vào đầu năm 2025…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *