Đến năm 2025, hướng tới Bộ Tài chính số, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hậu Covid-19

Đến năm 2025, Bộ Tài chính sẽ hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, thí điểm công nghệ Big Data.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký ban hành Quyết định số 1924/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Tài chính, trong đó tập trung vào 6 nội dung cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

CẢI CÁCH THỂ CHẾ, KHÔNG ĐỂ DOANH NGHIỆP LỠ NHỊP PHỤC HỒI

Bộ Tài chính cho biết, mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế lĩnh vực tài chính, qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, thu hút và chủ động tiếp nhận các dòng vốn đầu tư nước ngoài, phục hồi tăng trưởng kinh tế.

“Tập trung ưu tiên cải cách thể chế, chính sách nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhất là cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, từ đó góp phần phục hồi, phát triển nền kinh tế”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Tài chính đặt mục tiêu sẽ đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị. 

 
Mục tiêu đặt ra đến năm 2025, Bộ Tài chính sẽ hoàn thành cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31/5/2020.

Bên cạnh đó, bảo đảm an toàn nợ công, ưu tiên nguồn vốn bố trí chi dự trữ quốc gia, đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn. Tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán, phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, đổi mới quản lý, sắp xếp, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản công. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính cũng sẽ cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các quy định thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là những thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước.

Bộ sẽ rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Đồng thời, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch.

TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ, THÍ ĐIỂM BIG DATA

Cũng trong giai đoạn này, Bộ Tài chính sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành tài chính hướng tới Bộ Tài chính số, Bộ Tài chính phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua Chính phủ số và các công cụ số hóa.

Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ các cơ quan thuộc Bộ Tài chính được thực hiện bằng phương thức điện tử. Tối thiểu 80% thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.

Năm 2021, thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trung ương, cấp tổng cục, cấp cục, cấp chi cục đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 40%, 30%, 20%, 15%.

Giai đoạn 2022 – 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

 
Đến năm 2025, Bộ Tài chính sẽ hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, thí điểm công nghệ Big Data. Cơ bản các lĩnh vực tài chính có cơ sở dữ liệu mở trong phạm vi ngành Tài chính phù hợp với quy định tại Luật tiếp cận thông tin và được công khai trên môi trường mạng.

Tối thiểu 80% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong số đó, ít nhất 80% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%. Mục tiêu đặt ra là mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%.

80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

Hệ thống quản lý văn bản điều hành, hồ sơ công việc được liên thông toàn ngành; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp Tổng cục; 80% hồ sơ công việc tại cấp Cục và 60% hồ sơ công việc tại cấp Chi cục được xử lý trên môi trường mạng, trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính cũng nhờ đó được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành Phân hệ theo dõi nhiệm vụ Bộ trưởng, các Thứ trưởng và Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Tài chính giao, bảo đảm hiển thị theo thời gian thực.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Từ Chính phủ điện tử đến Chính phủ số: Vẫn còn rất xa mới chạm đích?

Phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số Việt Nam được xác định gắn liền với việc giải quyết các vấn đề lớn của xã hội để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn…

Chia sẻ :


Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí góp phần thực hiện “mục tiêu kép”

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 24/7/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Chia sẻ :


Tăng quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/6/2021 đã góp phần hoàn thiện đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng quyền tự chủ tài chính, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TW trong thời gian tới.

Chia sẻ :


8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021

Trong báo cáo cập nhật hoạt động ngân hàng mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra 8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021.

Chia sẻ :


Lo chính sách hỗ trợ không đến đúng đối tượng

Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 9/11, ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội Hà Nội nhấn mạnh, việc sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp rất cần cụ thể hóa đối tượng để áp dụng phù hợp…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất nhiều quy định mới để minh bạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phát triển nóng, phát sinh những rủi ro mới, Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới nhằm tăng tính công khai, minh bạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Qua đó, hướng đến mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững.

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý

DNVN – Từ kinh nghiệm tiếp xúc với doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, trong những đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh và chi phí tuân thủ, doanh nghiệp vẫn nhìn thấy tính hình thức, “làm cho có”, rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý.

Chia sẻ :


Chuyển đổi số là cơ hội để Hà Nội đẩy nhanh hoàn thành các mục tiêu phát triển

Với Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Hà Nội đang hướng tới mục tiêu trở thành 1 trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025 và trở thành thành phố “Xanh- Thông minh- Hiện đại” vào năm 2030…

Chia sẻ :


Để kinh tế Việt Nam không ‘lỡ nhịp’ trong trạng thái ‘bình thường mới’

Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *