Các gia tộc giàu nhất Đông Nam Á đang đổ xô rót tiền vào lĩnh vực này, hi vọng kiếm bộn tiền trong lúc đại dịch tàn phá những mô hình kinh doanh kiểu cũ

Các gia tộc giàu nhất Đông Nam Á đang đổ xô rót tiền vào lĩnh vực này, hi vọng kiếm bộn tiền trong lúc đại dịch tàn phá những mô hình kinh doanh kiểu cũ

Từ Dhanin Chearavanont của Thái Lan đến Lance Gokongwei của Philippines, các “ông trùm” Đông Nam Á đang trực tiếp rót hàng trăm triệu USD vào những công ty đầy hứa hẹn; thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc hợp tác với các quỹ đầu tư đến từ thung lũng Silicon.

Vốn là những đế chế kinh doanh đã làm giàu từ các mô hình truyền thống, giờ đây các tập đoàn đang nhanh chóng thích nghi với thời đại mới, thời đại của thương mại điện tử và số hóa. Động lực tìm kiếm dòng doanh thu mới càng trở nên cấp thiết hơn sau khi nhiều tháng phong tỏa ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, các tỷ phú Đông Nam Á đang dần chuyển giao quyền lực cho thế hệ kế cận trẻ trung năng động.

“Chứng kiến sự thành công của startup trong thời gian gần đây, các gia tộc ở Đông Nam Á đang rất chú ý đến những gì công nghệ và cả dòng vốn đầu tư vào công nghệ có thể mang lại”, Vishal Harnal, chuyên gia đến từ quỹ 500 Startup từng rất thành công với khoản đầu tư vào Grab và chợ điện tử Carousell, nhận định. “Xu hướng này đã xuất hiện từ trước và đại dịch càng khiến nó tăng tốc”.

Là động lực của kinh tế Đông Nam Á trong suốt nhiều thập kỷ, các tập đoàn gia đình hiện cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh các nước vẫn đang chật vật chiến đấu với đại dịch Covid-19. Tháng trước ABD hạ dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á năm 2021 xuống còn 3,1%.

Mặc dù Covid-19 tàn phá ngành du lịch và bán lẻ ở Đông Nam Á, đây vẫn là nơi có những thị trường internet tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trong 6 tháng đầu năm, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã thực hiện 393 thương vụ ở Đông Nam Á, con số cao kỷ lục, với tổng giá trị 4,4 tỷ USD theo dữ liệu thống kê của Cento Ventures.

Trong số những cái tên đi đầu có CP Group, tập đoàn Thái Lan 100 năm tuổi có hoạt động kinh doanh phủ rộng từ nông nghiệp đến bán lẻ và viễn thông. Hồi tháng 9, CP Group dẫn đầu vòng đầu tư series C vào Ascend Money, 1 startup được hậu thuẫn bởi Ant Group của Jack Ma và đã trở thành kỳ lân fintech đầu tiên ở Thái Lan với mức định giá 1,5 tỷ USD.

CP Group còn hợp tác với Siam Commercial Bank để thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 800 triệu USD chuyên rót vốn vào các công nghệ mới nổi.

Tại Indonesia, nền kinh tế số lớn nhất khu vực, Intudo Ventures huy động được 115 triệu USD trong vòng gọi vốn thứ 3 diễn ra hồi tháng 9. Quỹ nhận được vốn từ rất nhiều nhà đầu tư, trong đó có hơn 30 gia tộc ở Indonesia.

Plug and Play Tech Center, quỹ đầu tư đến từ California (Mỹ) đã rót vốn vào hơn 20 kỳ lân công nghệ trong đó có PayPal, đã hợp tác với hơn một chục đối tác ở Đông Nam Á mà hầu hết là các tập đoàn gia đình. Trong số đó có tập đoàn xây dựng Aboitiz Power của Philippines, CP Group của Thái Lan và Astra International của Indonesia.

Tất nhiên đầu tư vào công nghệ không phải là không có rủi ro. Ở giai đoạn đầu các startup thường “đốt” rất nhiều tiền và cần được hỗ trợ, hướng dẫn nhiều hơn so với những gì các tập đoàn lâu đời sẵn sàng cung cấp. Và các tập đoàn gia đình cũng phải cạnh tranh với những nhà đầu tư giàu có hơn cũng như nhiều kinh nghiệm hơn như các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư quốc gia.

Dẫu vậy họ không hề nản lòng trước những thách thức này. Một số đã bắt đầu triển khai các dự án thí điểm với các startup công nghệ, đặt mục tiêu đầu tư vào những startup sở hữu những công nghệ đầy hứa hẹn. Họ tìm kiếm những thương vụ trên nhiều lĩnh vực, từ tự động hóa sản xuất đến fintech, ứng dụng công nghệ vào y tế và cả xe điện.

Kể cả PTT Pcl, tập đoàn dầu khí quốc doanh của Indonesia, cũng không muốn bị bỏ lại phía sau. PTT vừa ký hợp đồng hợp tác với Plug and Play, đồng thời cùng với 500 Startups thành lập quỹ đầu tư quy mô 25 triệu USD để rót vốn vào các startup ở Thái Lan cũng như Đông Nam Á.

True Corp., nhà mạng lớn thứ 2 Thái Lan và là 1 nhánh của CP Group, chi khoảng 17 triệu USD để xây dựng công viên công nghệ lớn nhất Đông Nam Á. Hiện nơi đây đã có mặt 120 công ty cả nội địa và nước ngoài, trong đó có những chi nhánh của các ông lớn công nghệ như Google và Mitsubishi Corp. Tại công viên nay, người ta có thể thấy những tiện ích đậm chất thung lũng Silicon như nơi giải trí và phòng tập thể thao cho nhân viên.

Tham khảo Bloomberg

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sàn tiền ảo Bitkub Thái Lan được định giá tỷ USD sau thỏa thuận với đại gia ngân hàng

Thương vụ với ngân hàng Siam Commercial Bank đẩy giá tiền ảo Bitkub Coin (KUB) của sàn Bitkub tăng tới 200% lên mức kỷ lục 2,85 USD vào đêm ngày 2/11, từ mức chỉ 98 xu Mỹ ngày trước đó…

Chia sẻ :


Startup gọi vốn: Dễ mà không dễ

Mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nhưng rất nhiều startup đã gọi vốn thành công, thậm chí còn gọi được vốn hàng triệu USD từ các cá mập và nhà đầu tư.

Chia sẻ :


Lần đầu tiên có chương trình khởi tạo startup tại Việt Nam

Lần đầu tiên tại Việt Nam có chương trình khởi tạo startup với sự hội tụ đầy đủ của 3 nguồn lực: công nghệ, vốn, thị trường với sự đồng hành của gần 20 nhà đầu tư, đối tác chiến lược…

Chia sẻ :


Các startup Đông Nam Á huy động được 5,7 tỷ USD trong quý 2

Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng số vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á vẫn tăng cao trong 3 tháng qua.

Chia sẻ :


Giá cổ phiếu tăng 8 lần trong 2 năm, công ty mẹ Shopee muốn huy động thêm 6,3 tỷ USD

Các đợt huy động vốn gần đây nhất của Sea – công ty mẹ nền tảng mua sắm trực tuyến Shopee – vào tháng 12/2020 với 2,6 tỷ USD và năm 2019 với 1,35 tỷ USD thông qua phát hành cổ phiếu…

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Startup không nên chỉ mong gọi được nhiều vốn

Từ góc độ nhà đầu tư, bà Hoàng Thị Kim Dung, nhà đầu tư đến từ Quỹ Genesia Ventures của Nhật Bản, cho rằng startup sẽ cần trang bị các kỹ năng hoàn toàn mới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay. Và không chỉ dừng lại ở “giấc mơ” gọi vốn thật nhiều hay trở thành “kỳ lân”, mà cần có mục tiêu trở thành các công ty đại chúng…

Chia sẻ :


Mỹ bất lực chứng kiến hơn 4 triệu lao động ‘biến mất’, họ đã đi đâu?

Khan hiếm lao động đang trở thành một thực trạng phổ biến tại nền kinh tế Mỹ. Điều này đã định hình lại lực lượng lao động và thúc đẩy các công ty thích ứng bằng cách tăng lương và đổi mới dịch vụ.

Chia sẻ :


[Quy tắc đầu tư vàng]: Kinh nghiệm cho nhà đầu tư chứng khoán rút ra sau 2 năm sống trong đại dịch COVID-19

Nhà đầu tư nên hạn chế việc quá phụ thuộc vào điểm số của thị trường mà nên dành thời gian quan tâm nhiều hơn tới giá trị nội tại của doanh nghiệp và tập trung vào các cơ hội mà mình thật sự có niềm tin cũng như hiểu rõ doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Jack Ma thất thế, “ông trùm” pin xe điện Trung Quốc lọt top 5 người giàu nhất châu Á

“Bảng xếp hạng tỷ phú Trung Quốc từng chủ yếu là các ông trùm bất động sản, và sau này là các doanh nhân công nghệ. Nhưng giờ đây, chúng ta đang chứng kiến nhiều gương mặt hơn đến từ lĩnh vực năng lượng mới”…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *