Khởi động dự án 30 triệu USD về thích ứng với biến đổi khí hậu tại 5 tỉnh

Hội thảo khởi động dự án thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận vừa tổ chức Lễ Khởi động dự án thích ứng với biến đổi khí hậu…

Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ dự kiến sẽ hứng chịu những đợt mưa lũ nghiêm trọng hơn vào mùa mưa và khô hạn khốc liệt, kéo dài và thường xuyên hơn vào mùa khô.

Điều kiện thời tiết bất lợi gây thêm áp lực cho nông dân, khiến họ phải đối mặt với tình trạng năng suất cây trồng giảm, ảnh hưởng đến sinh kế, an ninh lương thực và thu nhập, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Vì vậy, ông Terence D. Jones, Quyền Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh phải tăng cường khả năng chống chịu, áp dụng các công cụ và thực hành sáng tạo và thích ứng với khí hậu để hỗ trợ nông dân nghèo và cận nghèo ở hai khu vực này thích ứng với tình trạng hạn hán ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu.

Dự án cũng tiếp tục tăng cường và thúc đẩy cho một dự án GCF khác đang được triển khai thực hiện, trong đó UNDP hỗ trợ 28 tỉnh ven biển tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng nghèo dễ bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

“Hai dự án này có tổng kinh phí hỗ trợ từ GCF lên đến 60 triệu USD, với các cách tiếp cận tổng hợp và sáng tạo, sẽ góp phần tăng cường khả năng chống chịu cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất này”, ông Terence D. Jones chia sẻ.

 

Dự án thích ứng biến đổi khí hậu tại Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đưa ra mục tiêu sẽ có hơn 500.000 người, trong đó trên 50% là phụ nữ, sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ dự án.     

Dự án được thiết kế nhằm trao quyền cho các nông hộ quy mô nhỏ, dễ bị tổn thương ở các tỉnh dự án – đặc biệt là phụ nữ và người dân tộc thiểu số, giúp quản lý các rủi ro khí hậu ngày càng gia tăng đối với sản xuất nông nghiệp thông qua việc đảm bảo tiếp cận đầy đủ nguồn nước, áp dụng các thực hành tốt về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường tiếp cận thông tin về khí hậu nông nghiệp, cũng như tiếp cận tín dụng và thị trường.

Nông dân sẽ được đào tạo, tập huấn cách quản lý rủi ro khí hậu đối với hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách áp dụng các thực hành quản lý và quy hoạch đất và cây trồng thích ứng với khí hậu, tăng cường các khoản đầu tư vào an ninh nguồn nước.

Đồng thời, sẽ được cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ tài chính để áp dụng các thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu để tăng sản lượng.

Nông dân sẽ được tham gia vào việc đồng phát triển hội đồng tư vấn các thông tin về khí hậu nông nghiệp được chi tiết hoá theo địa bàn, qua đó họ có thể kết hợp các kiến thức truyền thống với thông tin khoa học hiện đại để quản lý rủi ro ở cấp địa phương.

 

Để giải quyết vấn đề thiếu nước, dự án sẽ hỗ trợ các nông hộ nhỏ xây dựng đường mương kết nối dẫn nước từ kênh mương đến ruộng vườn, với nguồn kinh phí từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Dự án sẽ hỗ trợ người nông dân giải quyết các vấn đề và tháo gỡ các khó khăn trong sản xuất, tiếp cận tín dụng, đàm phán hợp đồng và tiếp cận suôn sẻ các thị trường hiện có, thông qua thúc đẩy hợp tác chuỗi giá trị, gồm tất cả các bên liên quan, trong đó có nhà sản xuất, đơn vị cung cấp đầu vào, đơn vị cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, người mua và các đối tượng khác.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khẳng định thiết kế Dự án đã phản ánh nỗ lực chung và cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương, các nhóm dân tộc thiểu số, nông dân nghèo, phụ nữ và nam giới nhằm tăng cường khả năng chống chịu với các tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến khó lường.

Khởi động dự án cũng sẽ cân nhắc các giải pháp dự phòng để ứng phó với Covid và triển khai hiệu quả các hoạt động đã đề xuất.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thủ tướng đối thoại với nông dân: Những vấn đề của nông nghiệp – nông dân sẽ sớm được giải quyết

Với nhiều khó khăn, vướng mắc của nông dân liên tục nảy sinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần phải thường xuyên tổ chức đối thoại với nông dân để phân cấp, giải quyết các vấn đề liên quan nông thôn, nông nghiệp, nông dân kịp thời, phù hợp với địa phương…

Chia sẻ :


Thủ tướng kêu gọi thúc đẩy hợp tác về công nghệ số và kinh tế số trên toàn cầu

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng khung pháp lý phù hợp, giúp kinh tế số phát triển mạnh mẽ, đóng góp và hài hòa với lợi ích chung của toàn xã hội…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ thị: Người dân tiêm đủ liều vắc xin được sản xuất, vận chuyển hàng

Bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu và tiêu thụ, xuất khẩu; hướng dẫn cho người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin để có lao động.

Chia sẻ :


Xây dựng nông thôn mới thành nơi “muốn đến, muốn trở về”

Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là xây dựng các xã nông thôn mới sạch đẹp, an ninh trật tự bảo đảm, để nông thôn là nơi mà ai cũng “muốn trở về, muốn đến”…

Chia sẻ :


Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch

Nhiều tỉnh, thành phố chưa thực hiện nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội…

Chia sẻ :


Thủ tướng: Khẩn trương xây dựng chiến lược thích ứng an toàn với dịch, kích thích nền kinh tế

Thủ tướng nêu rõ, những tháng cuối năm, cùng với nỗ lực cao nhất về phòng, chống dịch, Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh mọi biện pháp để tháo gỡ cơ chế, khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ :


Nhận thức mới trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng về phát triển kinh tế

Những báo cáo quan trọng (gọi tắt là các văn kiện) Đại hội XIII của Đảng như Báo cáo Chính trị; Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 đã phác họa những nội dung chủ yếu và phản ánh nhiều điểm mới trong nhận thức của Đảng ta về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Chia sẻ :


Tỷ lệ thất nghiệp trong 9 tháng là 2,67%, cao nhất từ đầu năm đến nay

Tỷ lệ thất nghiệp của cả nước 9 tháng năm 2021 là 2,67%, mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay. Thông tin này được công bố tại họp báo số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2021 do Tổng cục Thống kê tổ chức sáng ngày 29/9.

Chia sẻ :


Kinh tế Việt Nam đang lãng phí 2,2 – 2,9 tỷ USD/năm giá trị vật liệu nhựa đã qua sử dụng

Việt Nam trở thành điểm nóng về ô nhiễm nhựa vì đầu tư vào hạ tầng quản lý rác thải vẫn chưa bắt kịp tốc độ xả thải…

Chia sẻ :


Để kinh tế Việt Nam không ‘lỡ nhịp’ trong trạng thái ‘bình thường mới’

Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *