Đồng Nai cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án “3 tại chỗ”

Đồng Nai cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án "3 tại chỗ"

Ngày 11/10, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản số 12419/UBND-KGVX, hướng dẫn việc thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. 

Theo đó, các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” được tự quyết định duy trì hoặc chấm dứt phương án này. Nếu tiếp tục thực hiện “3 tại chỗ”, doanh nghiệp được hoán đổi, bổ sung lao động hoặc tổ chức cho người lao động đi, về hàng ngày.

Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt “3 tại chỗ” và chuyển sang phương án để người lao động đi về hàng ngày thì doanh nghiệp cần sắp xếp lực lượng lao động phù hợp, đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Tỉnh Đồng Nai yêu cầu, người lao động đang tham gia “3 tại chỗ” trở về địa phương phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong thời gian 3 ngày kể từ ngày lấy mẫu.

Đồng Nai cũng quy định điều kiện sử dụng lao động, di chuyển, xét nghiệm. Người lao động được đi làm khi không ở vùng phong tỏa, cách ly y tế và đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng Covid-19 (sau 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 dưới 6 tháng.

Trong nội tỉnh người lao động được di chuyển đến nơi làm việc bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện đưa đón tập trung do doanh nghiệp bố trí. Khi di chuyển liên tỉnh, người lao động chỉ được đi, về bằng phương tiện đưa đón tập trung.

Văn bản yêu cầu, doanh nghiệp phải tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho người lao động trước khi vào làm việc, chi phí xét nghiệm do doanh nghiệp chi trả.

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19; phối hợp với ngành chức năng xử lý tình huống dịch bệnh phát sinh. Các ngành chức năng của Đồng Nai có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh.

Cuối tháng 7/2021, để duy trì chuỗi sản xuất trong khi dịch Covid-19, Đồng Nai đã đề ra quy định chỉ cho phép doanh nghiệp hoạt động nếu thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Đã có gần 1.200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện phương án này với khoảng 160.000 lao động lưu trú tại công ty.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


Đồng Nai ưu tiên vaccine cho doanh nghiệp sản xuất

Vaccine hiện được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và để duy trì sản xuất, kinh doanh. Do đó, tỉnh Đồng Nai đã triển khai tiêm phòng cho lao động đang làm việc trong các nhà máy giúp doanh nghiệp bớt lo lắng…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, doanh nghiệp được bố trí 50% lao động làm việc tại văn phòng

UBND Thành phố Hà Nội vừa có Chỉ thị 22 về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Chia sẻ :


Covid-19 vẫn dễ dàng “đột nhập” dù các doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”

Rất nhiều doanh nghiệp trong các ngành chế biến gỗ, chế biến thủy sản đang rối bời với câu hỏi: đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngủ tại chỗ), công nhân “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Thế nhưng Covid vẫn xâm nhập vào các nhà xưởng sản xuất…

Chia sẻ :


Hà Nội siết chặt cấp giấy đi đường, yêu cầu xuất trình cả lịch làm việc

Người được cấp giấy đi đường xuất trình kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc theo phân công của đơn vị…

Chia sẻ :


Hàng nghìn doanh nghiệp chỉ còn dòng tiền để duy trì hoạt động dưới 1 tháng

Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động do dịch chỉ còn dòng tiền để duy trì hoạt động ít hơn 1 tháng chiếm khá cao, gần 40%. Nếu các doanh nghiệp tiếp tục phải đóng cửa dài hơn 1 tháng mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, thì khả năng giải thể là rất cao…

Chia sẻ :


Năm 2022, sẽ thanh tra doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trên toàn quốc

Trong năm 2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chiến dịch thanh tra lĩnh vực bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nợ đọng…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Thủ tướng: “Thiệt thòi, mất mát của nhà đầu tư nước ngoài cũng là thiệt thòi, mất mát của Việt Nam”

Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nước ngoài để củng cố niềm tin, phát triển sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, hướng tới tương lai…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *