8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021

8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021

Một là, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, duy trì thanh khoản hệ thống, đồng bộ hóa các giải pháp tiền tệ, tín dụng, thanh khoản để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Theo dõi sát diễn biến lạm phát và thị trường trong và ngoài nước để chuẩn bị phương án điều hành (có tính đến độ trễ chính sách) nếu lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến.

Hai là, lãi suất được điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ tạo điều kiện để giảm lãi suất vay cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong điều kiện áp lực lạm phát còn có khả năng kiểm soát, giữ ổn định lãi suất điều hành để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường; chỉ đạo tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất các khoản vay cũ và mới.

Ba là, điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với diễn thị trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ. 

Bốn là, tiếp tục thực hiện điều hành tín dụng theo chỉ tiêu định hướng, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu. NHNN sẽ định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh; trong đó ưu tiên TCTD giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Các TCTD phải tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cần được kiểm soát chặt chẽ, tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng. Ngân hàng tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen. Chỉ đạo các TCTD triển khai tích cực các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người đi vay theo Thông tư 01 và Thông tư 03.

Năm là, các TCTD tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để phục hồi sản xuất kinh doanh.

Sáu là, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh toán, trong đó, tập trung xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; triển khai Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt. Phối hợp triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) và triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Bảy là, tập trung chỉ đạo cơ cấu lại các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống các TCTD. NHNN tiếp tục tăng cường năng lực tài chính cho các NHTMNN, bảo đảm vai trò chủ đạo của các ngân hàng này trong hệ thống các TCTD.

TCTD được chỉ đạo tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Các ngân hàng theo dõi sát tình hình, diễn biến nợ xấu để xây dựng các phương án xử lý nợ xấu phù hợp trong giai đoạn 2021-2025. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số  42/2017/QH14.

Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng kết tình hình thực hiện Đề án 1058, nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 để tiếp tục hỗ trợ các TCTD tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và đồng bộ về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, hỗ trợ các TCTD trong giai đoạn tiếp theo.

Tám là, tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác thanh tra theo hướng thanh tra pháp nhân, gắn kết chặt chẽ với công tác giám sát, từng bước kết hợp và áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro. Công tác giám sát an toàn vĩ mô và vi mô tiếp tục nâng cao hiệu quả cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của TCTD. Đồng thời, tiếp tục tăng cường giám sát chất lượng tín dụng, việc cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, tình hình tăng trưởng tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các khoản cấp tín dụng lớn.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện 10 nội dung hạn chế rủi ro tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn số 3029/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) yêu cầu thực hiện nghiêm một số nội dung trong hoạt động.

Chia sẻ :


Năm 2022 và 2023 sẽ giảm 1% lãi vay ngân hàng?

Trả lời kiến nghị cử tri, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh: năm 2022 và 2023 sẽ giảm lãi vay khoảng 1% nhưng không thay…

Chia sẻ :


Một số yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm tiền gửi

Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đổ vỡ có thể gây ảnh hưởng xấu tới niềm tin của người gửi tiền, cũng như làm giảm sức cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Chia sẻ :


Các doanh nghiệp tại Bình Dương đã được vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng

Với gói vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng, người dân, doanh nghiệp có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ :


KienlongBank triển khai chương trình giảm lãi suất cho vay lên đến 2%

KienlongBank ưu đãi giảm lãi vay cho KHDN và KHCN Với mong muốn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó, khôi phục sản…

Chia sẻ :


Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng trong bối cảnh ðại dịch Covid-19

Kho dữ liệu Thông tin tín dụng (TTTD) do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) quản lý lưu giữ thông tin của gần 47 triệu khách hàng vay, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động tại Việt Nam, hơn 1.200 quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống ngân hàng trên cơ sở cập nhật định kỳ, đột xuất dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và các giải pháp thu thập, xử lý thông tin tự động, tiên tiến.

Chia sẻ :


Ngân sách nhà nước “ngấm đòn” từ dịch Covid-19

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tháng 9, thu NSNN ước đạt 65.200 tỷ đồng, giảm khoảng 17.000 tỷ đồng so với tháng 8. Điều này cho thấy tác động nặng nề của làn sóng COVID-19 thứ 4 tới tình hình ngân sách, dù dịch bệnh đã dần được kiểm soát và có chuyển biến tích cực tại nhiều địa phương.

Chia sẻ :


Phó thủ tướng yêu cầu giám sát chặt thị trường tài chính, chứng khoán trong nước

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có một số chỉ đạo tới Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà…

Chia sẻ :


Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra yêu cầu kiểm soát cấp vốn cho khách vay đấu giá đất

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất, bảo đảm đúng quy định.

Chia sẻ :


Lo chính sách hỗ trợ không đến đúng đối tượng

Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 9/11, ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội Hà Nội nhấn mạnh, việc sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp rất cần cụ thể hóa đối tượng để áp dụng phù hợp…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *