5 tháng cuối năm sẽ thực sự khó khăn với doanh nghiệp dệt may

Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với áp lực lớn là nhiều lao động đã chuyển về quê do sợ bị lây lan dịch bệnh. 

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 7 tháng đầu năm, dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu gần 23 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ, vượt Bangladesh, chỉ xếp thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu mặt hàng dệt may trên thế giới. Nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phía Nam đã bắt đầu “ngấm”, ảnh hưởng tới nhịp sản xuất, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp từ tháng 7.

Báo cáo tình hình kinh doanh tháng 7 của Công ty Dệt may Thành Công (TCM) ghi nhận doanh thu đạt hơn 14 triệu USD (gần 331 tỷ đồng), giảm 3% so với cùng kỳ 2020. Khoản lãi sau thuế vì thế cũng chỉ đạt gần 673.000 USD, tương đương 15 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ban lãnh đạo TCM, dịch bệnh phức tạp, công ty áp dụng phương án sản xuất “3 tại chỗ” nên năng suất lao động giảm, kéo theo biên lợi nhuận gộp thấp hơn cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm, TCM đạt doanh thu 2.182 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 132 tỷ đồng, giảm 6%.

Tương tự, Công ty Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) cũng cho biết, tháng 7 đạt doanh thu 595 tỷ đồng, giảm 27,5 tỷ so với tháng 6. Doanh nghiệp này ghi nhận lãi sau thuế 29,5 tỷ đồng tháng 7, và luỹ kế 7 tháng là 135 tỷ đồng.

Đợt bùng phát dịch thứ tư khiến nhiều tỉnh, thành phía Nam đang phải thực hiện giãn cách xã hội đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Vitas cho biết, tỷ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 30 – 35%, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ do không đủ kinh phí để thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”. Hệ quả là nguy cơ không thực hiện được đơn hàng, giao hàng chậm hoặc bị khách hàng huỷ đơn hàng là rất lớn. Vitas cho biết, đã có khách hàng chuyển đơn hàng đi nước khác.

Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với áp lực lớn là nhiều lao động đã chuyển về quê do sợ bị lây lan dịch bệnh. 
Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với áp lực lớn là nhiều lao động đã chuyển về quê do sợ bị lây lan dịch bệnh. 

Ông Trương Văn Cẩm – Phó chủ tịch Vitas nhận xét, tình hình dịch bệnh phức tạp như vậy, 5 tháng cuối năm sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn. Mục tiêu năm 2021 đạt mức thực hiện 39 tỷ USD năm 2019 sẽ khó mà đạt được. Nếu không kiểm soát được dịch bệnh, khả năng ngành chỉ đạt 33 – 34 tỷ USD trong năm nay.

Ngoài mối lo dịch bệnh làm đứt đoạn chuỗi cung ứng, chi phí logistics tăng cao, thiết hụt trầm trọng container và tình trạng nhiều cảng biển ách tắc lưu thông hàng xuất khẩu… là những trở ngại, tác động trực diện tới nhịp sản xuất của doanh nghiệp dệt may.

Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch TNG cho biết, tình hình thiếu hụt vỏ container và cước vận chuyển quốc tế tăng cao đã tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này trong tháng 7, khi giảm 27,5 tỷ đồng so với tháng 6.

Bên cạnh đó, việc giá cước vận tải tăng cũng sẽ tạo áp lực giảm giá mua hàng. Cụ thể, các doanh nghiệp làm gia công theo đơn đặt hàng của đối tác sẽ bị phạt, mất tiền gia công. Còn doanh nghiệp làm theo phương thức FOB sẽ bị thiệt hại lớn hơn, nếu đối tác từ chối nhận hàng do giao chậm. Đó là chưa kể, khi sản xuất bị chậm, doanh nghiệp phải đổi từ giao hàng đường thủy sang hàng không, chi phí sẽ tăng lên nhiều. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp thua lỗ.

Ngoài ra, Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang cho rằng, thiếu hụt lao động cũng là mối lo lớn với doanh nghiệp. Doanh nghiệp khó thu hút lao động, trong khi chi phí ngày càng tăng. Các doanh nghiệp còn hoạt động hiện nay đều phải giảm 50% – 60% số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, nguồn cung nguyên phụ liệu đứt gãy, đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiêt lập các biện pháp phòng chống dịch, xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động. Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với áp lực lớn là nhiều lao động đã chuyển về quê do sợ bị lây lan dịch bệnh. 

Chẳng hạn như Tổng công ty CP May Việt Tiến với quy mô 36.000 lao động, nếu tình trạng dịch bệnh kéo dài thì doanh nghiệp không thể đủ nguồn lực để duy trì trạng thái như hiện nay. Chính vì lượng công nhân quá lớn, không thể đảm bảo điều kiện an toàn cũng như chi phí hỗ trợ, nên hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP.HCM phải ngưng hoạt động.

Hiện nhiều doanh nghiệp dệt may tính tới phương án chuyển nguyên vật liệu từ Nam ra Bắc để tránh đứt gãy sản xuất. Nhưng ngay phương án tình thế này, ông Giang cho rằng, cũng không quá khả quan khi doanh nghiệp chịu thêm chi phí vận tải, thời gian giao hàng cho các nhãn hàng khó đảm bảo.

Để ổn định sản xuất, đẩy nhanh tiến độ giao hàng, người lao động cần được tiêm vaccine phòng Covid-19.
Để ổn định sản xuất, đẩy nhanh tiến độ giao hàng, người lao động cần được tiêm vaccine phòng Covid-19.

Thông tin mới đây của Công ty May Nhà Bè cũng cho biết, dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, ngành dệt may tiếp tục đối diện với sự thiếu hụt lao động, chi phí nhân công tăng cao. Ngoài ra, việc sản xuất ổn định còn phụ thuộc nhiều vào việc doanh nghiệp có “thu xếp” đủ vaccine để tiêm cho người lao động và người thân của họ hay không. Mới đây, Công ty May Nhà Bè đã có 3.000 công nhân được tiêm vaccine phòng Covid-19.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Công ty May Hưng Yên cho biết, doanh nghiệp liên tục nhận đơn hàng từ châu Âu, Hoa Kỳ… Nhưng, để ổn định sản xuất, đẩy nhanh tiến độ giao hàng, người lao động cần được tiêm vaccine phòng Covid-19. Nếu có thể nhanh chóng tiêm vaccine cho người lao động thì ngành dệt may có thể tạo đà phát triển và bứt phá.

Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, tuyển dụng đủ lao động và người lao động được tiêm vaccine sẽ tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kịp thời giao hàng, trả hàng trong thời gian đến cuối năm. Điều này không chỉ giúp nâng cao uy tín của hàng dệt may Việt Nam hiện nay mà cũng tạo nguồn lợi nhuận, tạo tiền đề cho sự bứt phá trở lại những năm tới.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hội Doanh nhân trẻ đề nghị doanh nghiệp được tự mua 100 triệu bộ kit xét nghiệm và giãn nợ thêm 6-9 tháng

Chia sẻ áp lực với Thủ tướng và bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh nhằm giảm áp lực tài chính với Chính phủ…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may chờ chính sách mở cửa xuyên suốt

Với những thách thức bủa vây doanh nghiệp dệt may mong mỏi chính sách mở cửa xuyên suốt, đồng nhất giữa các địa phương sẽ cứu vãn tình thế hiện tại.

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp nhựa điêu đứng, “cầu cứu” xin giãn nợ vay ngân hàng

Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, đưa ra nhiều đề xuất để ổn định sản xuất, nhất là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Mua ô tô trả góp: Khách hàng mất ngủ khi đến kỳ thanh toán

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ hàng tháng cho khoản vay mua ô tô trả góp.

Chia sẻ :


Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


Ngân sách nhà nước “ngấm đòn” từ dịch Covid-19

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tháng 9, thu NSNN ước đạt 65.200 tỷ đồng, giảm khoảng 17.000 tỷ đồng so với tháng 8. Điều này cho thấy tác động nặng nề của làn sóng COVID-19 thứ 4 tới tình hình ngân sách, dù dịch bệnh đã dần được kiểm soát và có chuyển biến tích cực tại nhiều địa phương.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *