4 bức ảnh chụp phổi của bệnh nhân Covid-19 đã tiêm các loại vắc xin khác nhau và không tiêm: Kết quả gây sốc!
Sự khác biệt giữa người đã tiêm và chưa tiêm vắc xin Covid-19
TIến sĩ Anne Gabriel-Chan là một chuyên gia truyền nhiễm đang làm việc tại một bệnh viện lớn ở Philippines, mới đây bà đã có lời khuyên dành cho người đang còn chần chừ trong việc lựa chọn vắc xin.
TS Anne cho biết, ở Philippines vẫn có một số người có tâm lý chọn vắc xin để tiêm, khi chưa có loại vắc xin mình muốn tiêm thì chần chừ. Tuy nhiên, sau khi bà công bố 4 bức ảnh chụp X-quang phổi của 4 người bệnh khác nhau, kết quả đã khiến nhiều người cảm thấy sốc.
Các bác sĩ Philipines đã chụp X-quang phổi cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, kết quả cho thấy vắc xin có thể bảo vệ phổi khỏi bị xơ hóa một cách hiệu quả. Người không tiêm vắc xin, phổi bị xơ hóa nghiêm trọng (Ảnh/Lấy từ Facebook của Tiến sĩ Anne Gabriel-Chan).
Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, Philippines hiện tại đang bị đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng, và quốc gia này đã tích cực tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin, nhưng vì nhiều người có tâm lý lựa chọn vắc xin nên tỷ lệ tiêm chủng của quốc gia này đã không thể tăng như kế hoạch.
Bác sĩ bệnh truyền nhiễm người Philippines Anne Gabriel-Chan gần đây đã cho mọi người xem những tấm phim chụp X-quang phổi của 4 bệnh nhân mắc COVID-19, so sánh tình trạng của những bệnh nhân được tiêm các loại vắc xin khác nhau và khuyến khích mọi người nên sớm đi tiêm chủng.
Hình ảnh cho thấy, tình trạng của 3 bệnh nhân đã được tiêm các loại vắc xin khác nhau tương đối nhẹ. (Ảnh lấy từ Facebook của Tiến sĩ Anne Gabriel-Chan)
Tiêm vắc xin loại nào cũng đều bảo vệ phổi tốt hơn là không tiêm
Tổng hợp thông tin từ các phương tiện truyền thông Philippines cho hay, bác sĩ Anne Chen lần đầu tiên cho 3 bệnh nhân xem phim chụp X-quang, có thể thấy phổi của họ không có nhiều thay đổi, thậm chí không khác gì những người bình thường không mắc bệnh.
Bác sĩ Anne Chen chỉ ra rằng 3 bệnh nhân này đã được tiêm 2 liều của 3 loại vắc xin khác nhau là Pfizer, AstraZeneca và Kexing của Trung Quốc ít nhất 2 tuần trước khi bị nhiễm bệnh, do đó, các triệu chứng Covid-19 của họ rất nhẹ, thậm chí một số người còn gần như bằng không.
Điều này cho thấy rằng tiêm vắc xin thực sự là một lựa chọn đúng. Bởi sau khi tiêm, vắc xin đã phát huy tác dụng của nó để ngăn những bệnh nhân này bị nặng hơn.
Bệnh nhân chưa được tiêm phòng có triệu chứng xơ hóa phổi. (Ảnh lấy từ Facebook của Tiến sĩ Anne Gabriel-Chan)
Tuy nhiên, trên phim chụp X-quang của bệnh nhân thứ 4 chưa từng được tiêm vắc xin Covid-19, có thể thấy phổi của anh ta rõ ràng là bị xơ hóa, và bệnh nhân không còn thở được khi được đưa đến bệnh viện, cho thấy phổi của anh ta không còn hoạt động bình thường, cần được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt với phẫu thuật xâm lấn để sống sót.
Tiến sĩ Anne Gabriel-Chan
Tiến sĩ Anne Chen chỉ ra rằng ngay cả khi mọi người tiêm đủ hai liều vắc xin Covid-19, họ vẫn có nguy cơ nhiễm virus.
Tuy nhiên, sau khi bị nhiễm bệnh, tình trạng bệnh của những bệnh nhân đã tiêm phòng sẽ giảm đi rất nhiều nguy cơ trở nên trầm trọng, thậm chí có khả năng phải nhập viện đến phòng chăm sóc đặc biệt. Điều đó có nghĩa là, tiêm xong nếu bị mắc Covid-19, tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng nhẹ hơn, rủi ro nhập viện và tử vong ít hơn.
Ngoài ra, bà Anne cũng đề cập rằng không có loại vắc xin nào hiệu quả hơn các loại vắc xin nào, do đó, những người cho rằng “vắc xin này tốt hơn vắc xin kia” nên loại bỏ những lầm tưởng tương tự, bởi vì trường hợp này đã chứng minh rằng các loại vắc xin khác nhau sẽ mang lại cùng một kết quả, tức là làm giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 dẫn đến nghiêm trọng.
Cuối cùng, bác sĩ Anne Chen cũng không quên kêu gọi công chúng rằng thay vì cân nhắc lựa chọn vắc xin khi tiêm chủng, tốt hơn hết là bạn nên quyết định xem bạn có được tiêm vắc xin hay không, vì dù bạn có bị đối mặt với virus biến thể Delta hay không, việc được tiêm vắc xin là một trong những phương pháp bảo vệ hiệu quả nhất mà mọi người có thể nhận được.
Xơ phổi hay xơ hóa phổi (Pulmonary Fibrosis) là tình trạng các mô trong phổi bị tổn thương, dày lên, xơ cứng, mất chức năng đàn hồi và tạo thành sẹo ở phổi (bao gồm cả đỉnh và thùy phổi).
Những vết sẹo ở phổi ngăn chặn và cản trở hoạt động hít thở của người bệnh, khiến người bệnh khó thở cùng các biến chứng nguy hiểm khác.
Phản hồi