03 nhóm giải pháp “thúc” giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài

Theo Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài giải ngân chỉ đạt 7,37% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 (10,48%).

Bộ Tài chính cho biết, qua tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, một trong những nguyên nhân chậm giải ngân nguồn vốn nước ngoài là chậm triển khai giải phóng mặt bằng, tái định cư; khó khăn trong công tác đấu thầu, thi công; vướng mắc trong thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư; chậm trễ trong triển khai thực hiện dự án, xác định khối lượng hoàn thành, hoàn thiện thủ tục thanh toán; tác động của đại dịch COVID-19…

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính về báo cáo giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chỉ đạo các bộ ngành, cơ quan, địa phương thực hiện 03 nhóm giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn này.

Nhóm giải pháp đầu tiên là thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án để có khối lượng hoàn thành giải ngân, đặc biệt đối với các dự án kết thúc năm 2021. Theo đó, các cơ quan chủ quản, chủ dự án chịu trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án. Xử lý dứt điểm vướng mắc của các dự án đầu tư lớn, tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, đấu thầu, triển khai ngay việc ký kết đối với các gói thầu đã có ý kiến “không phản đối” của nhà tài trợ.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện dự án tại các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án. Các bộ ngành chịu trách nhiệm bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng để thực hiện dự án, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giải quyết các vướng mắc phát sinh.

arfAsync.push(‘js9raq8b’);

Các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp đề nghị các nhà tài trợ rà soát, giảm các thủ tục phê duyệt không cần thiết, đẩy nhanh thời gian phê duyệt các vấn đề cần xin ý kiến “không phản đối”. Đối với các dự án trong giai đoạn thuê tuyển tư vấn lập tổng mức đầu tư… cần có các giải pháp giám sát chất lượng, tiến độ của tư vấn, tránh để các vướng mắc, chậm trễ kéo dài, ảnh hưởng đến thực hiện dự án.

Nhóm giải pháp thứ hai là về điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh Hiệp định vay. Trong đó, đối với chương trình, dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các bộ, ngành gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành và nhà tài trợ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gia hạn, điều chỉnh các Hiệp định vay đã ký.

Nhóm giải pháp thứ ba là kiểm soát chi, giải ngân, xử lý đơn rút vốn của nhà tài trợ. Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ quản dự án rà soát, đôn đốc chủ dự án và phối hợp với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước hoàn thiện hồ sơ thanh toán, gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc giải ngân đối với khối lượng đã được kiểm soát chi, không để dồn đến cuối năm.

Bộ Tài chính phối hợp với chủ dự án, nhà tài trợ khẩn trương hoàn tất thủ tục giải ngân hết số vốn kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa hoàn tất giải ngân; chỉ đạo các đơn vị rút ngắn thời gian thực hiện Kiểm soát chi (không quá 03 ngày), thời gian xử lý đơn rút vốn (trong vòng 01 ngày) khi đủ hồ sơ hợp lệ, tăng cường thực hiện kiểm soát chi, rút vốn và giải ngân qua hệ thống công nghệ thông tin. Đồng thời, các nhà tài trợ phối hợp xử lý nhanh đơn rút vốn của Bộ Tài chính đã ký, thúc đẩy việc hoàn chứng từ chi tiêu từ các tài khoản đặc biệt.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

9 bộ, ngành đề nghị trả lại hơn 8.000 tỷ đồng vốn vay nước ngoài

Đến 6/10, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài mới đạt 19,03%. Bộ Tài chính tiếp nhận 9 văn bản của bộ, ngành đề nghị trả lại 44% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao…

Chia sẻ :


Hà Nội: 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật

Tổng hợp danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có tới 350 dự án…

Chia sẻ :


Quảng Ninh ra ‘tối hậu thư’ giải ngân đầu tư công

Có được lợi thế “vàng” khi giữ được địa bàn an toàn về dịch bệnh nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở Quảng Ninh chưa đạt được yêu cầu đặt ra. UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra “tối hậu thư” gắn trách nhiệm người đứng đầu các huyện, thành phố phấn đấu đến 31/12/2021 đạt 100% tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch.

Chia sẻ :


Thủ tướng: Đẩy nhanh giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài

Thủ tướng yêu cầu coi nhiệm vụ giải ngân vốn ODA là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022 và những năm tiếp theo.

Chia sẻ :


Thiếu vốn, cạn vật liệu, cao tốc Bắc – Nam lo hụt tiến độ

Hiện 3 dự án PPP trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đang khó “xoay xở” nguồn vốn, dự án đầu tư công đoạn Cam Lộ – La Sơn chậm khoảng 8% so với kế hoạch…

Chia sẻ :


Bộ Giao thông vận tải “chạy nước rút” giải ngân hơn 20.000 tỷ đồng

“Chạy nước rút” giải ngân hơn 20.000 tỷ đồng cuối năm trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và cao điểm mùa mưa lũ, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, nhưng chất lượng phải đặt lên hàng đầu…

Chia sẻ :


Kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai

Các sở, ngành thành phố liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo, cập nhật thông tin về việc triển khai thực hiện dự án để định kỳ đánh giá, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Hà Nội…

Chia sẻ :


Tỉnh Bến Tre: Tăng thu ngân sách giai đoạn 2021 – 2025

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Bến Tre. Thu ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng và đạt khá trong 6 tháng đầu năm 2021, với trên 3.332 tỷ đồng, đạt 68% dự toán Trung ương giao và đạt 64,3% dự toán địa phương phấn đấu, tăng 31,9% so với cùng kỳ. Đây là kết quả quan trọng để tỉnh phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu nghị quyết về thu ngân sách trong 5 năm tới.

Chia sẻ :


Giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành mới đạt hơn 50%, ba vướng mắc cản tiến độ

Để đảm bảo tiến độ dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, công tác giải phóng mặt bằng cần phải tăng tốc…

Chia sẻ :


Tập trung thoái vốn, bán cổ phần lần đầu một số doanh nghiệp lớn trong năm 2021

Để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo Bộ Tài chính, trong những tháng còn lại của năm, cần tập trung thoái vốn tại Sabeco, Vinamilk, Tập đoàn FPT, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; hoàn thành bán cổ phần lần đầu đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Agribank, Công ty mẹ VNPT, MobiFone.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *